Bài thuốc Nam chữa bệnh viêm da cơ địa hiệu quả trong dân gian

Bài thuốc Nam chữa bệnh viêm da cơ địa hiệu quả trong dân gian 1

Bài thuốc Nam chữa bệnh viêm da cơ địa

Những bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, vảy nến, tổ đỉa, á sừng… thì hoàn toàn có thể vận dụng các bài thuốc Nam trong dân gian để điều trị bệnh hiệu quả.

Hiện nay, trên rất nhiều diễn đàn có chia sẻ về những bài thuốc nam chữa bệnh viêm da cơ địa hiệu quả trong dân gian và dưới đây là một số bài thuốc mà bác sĩ đã tổng hợp lại được:

Lá đơn đỏ

Lá đơn đỏ còn có tên khoa học là Excoecaria cochinchinensis Lour, là cây thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Ở một số vùng miền không gọi là lá đơn đỏ mà gọi là đơn mặt trời hay đơn tía.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Cây đơn đỏ trong tự nhiên có chiều cao trung bình từ 80cm – 1,5m. Thân gỗ bụi, có nhiều nhánh, toàn thân màu tía. Lá đơn đỏ thường có răng cưa, mọc đối nhau, mặt trên có màu lục sẫm còn mặt dưới có màu đỏ tía. Hoa đơn đỏ mọc thành bông ở kẽ lá hoặc đầu cành.

Toàn bộ lá, thân, cành đơn đỏ đều có thể dùng làm thuốc, được thu hoạch vào vụ thu đông vì trong khoảng thời gian này sẽ cho dược liệu tốt nhất. Cây đơn đỏ được các thầy thuốc Đông y xác định có tác dụng giải độc, mát gan, thanh lọc cơ thể, trị nhiễm khuẩn, tổn thương ngoài da… Được dùng điều trị một số bệnh như nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, tổ đỉa, viêm da dị ứng, giải độc gan.

Với bệnh viêm da cơ địa, sử dụng cây đơn đỏ có tác dụng hạn chế các triệu chứng của bệnh, giảm ngứa ngoài da nhờ tính chất kháng viêm, thúc đẩy hồi phục tổn thương.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Bạn có thể dùng đơn đỏ thực hiện theo các cách như:

  • Cách 1: Bài thuốc rửa ngoài: Lấy 100g lá và thân cây đơn đỏ đem nấu với nước sôi khoảng 10 phút, sau đó dùng nước này ngâm rửa vùng da bị tổn thương giúp trị viêm tại chỗ và loại bỏ các triệu chứng của bệnh.
  • Cách 2: Bài thuốc uống trong: Bạn lấy khoảng 20-30g lá đơn đỏ tươi, đem rửa sạch rồi cho vào nấu sôi với 2 bát nước trong khoảng 30 phút đến khi còn khoảng 1 bát nước thì chắt ra uống lúc còn ấm. Ngày uống 3 lần đều đặn sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ.

Lá khế

Theo Đông y, lá khế có vị chát, tính lạnh, có hiệu quả tốt trong việc tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện, thường dùng chữa các chứng lở ngứa, kháng khuẩn, trị viêm, ung nhọt do huyết nhiệt viêm da. Trong dân gian, lá khế thường được sử dụng để chuyên trị các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa rất hiệu quả và an toàn.

Khi dùng lá khế để chữa bệnh viêm da cơ địa, người bệnh có thể sử dụng 1 – 2 nắm lá khế to rửa sạch, cho vào nồi để đun sôi cùng 4 – 5 năm chén nước, sau đó nhấc ra dùng để ngâm rửa vùng da bị viêm. Bạn có thể ngâm tay chân hoặc tắm với nước lá khế trong khoảng 15 – 20 phút, đồng thời lấy lá xát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh sẽ giúp làm sạch da và giảm ngứa hiệu quả.

Bạn nên thực hiện theo bài thuốc này một cách thường xuyên kết hợp với việc vệ sinh sạch sẽ cho da sẽ cho hiệu quả chữa khỏi viêm da cơ địa khá nhanh chóng.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Lá trầu không

Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không là cách được rất nhiều người sử dụng vì cho rằng rất hiệu quả và an toàn. Trong y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, tác dụng sát khuẩn, khử độc, tiêu viêm rất tốt. Ngoài ra, trong lá trầu không có chứa 2.5% tinh dầu có tính kháng khuẩn cao giúp tiêu diệt hết các vi khuẩn gây viêm nhiễm. Cho nên dùng lá trầu không để chữa bệnh viêm da cơ địa là cách hiệu quả trong dân gian.

Bạn có thể chuẩn bị 1 – 2 nắm lá trầu không tươi hoặc khô, rửa cho thật sạch bằng nước muối pha loãng rồi cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước. Sau khi nước đã sôi thì dùng để pha loãng ra và cho thêm vài hạt muối để tắm. Sau vài lần tắm các triệu chứng ngứa rát hoàn toàn biến mất và vùng da bị bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Trên đây là những bài thuốc nam chữa bệnh viêm da cơ địa hiệu quả trong dân gian được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp hỗ trợ chứ không hoàn toàn thay thế thuốc chữa bệnh được. Để điều trị viêm da cơ địa dứt điểm, không tái phát bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng điều trị.

Bài thuốc Bắc trong chữa trị viêm da cơ địa

Dạng uống: Thành phần chính gồm thảo dược ô rô, tang diệp, phật phà… Có công dụng mát gan, giải độc gan – thận, giảm các triệu chứng phù nề.

Dạng bôi ngoài: Thành phần chính gồm những loại thảo dược được chiết xuất từ nghệ vàng, lá trầu không… Giúp tái tạo tế bào da, làm lành vết thương, giảm các triệu chứng ngứa, đau rát, tăng độ đàn hồi cho da.

Dạng ngâm tắm: Thành phần gồm các loại lá trầu, mò trắng, lá lốt… Có công dụng tăng sức đề kháng cho da, sát khuẩn, làm sạch – làm mềm da, tăng khả năng thẩm thấu thuốc bôi, ngăn bệnh lan rộng ra các vùng da khác.

Trà thảo dược: Thành phần gồm sâm quy, lạc tiên, bồ công anh, phục linh, kim ngân hoa… Giúp tăng sức đề kháng, giải nhiệt cho cơ thể, giải độc, mát gan.

Liên kết hữu ích

– Đọc truyện võng du hay nhất: https://truyen35.com/the-loai/vong-du

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44