Những bài thuốc dân gian chữa viêm tai giữa nhanh lành

Viêm tai giữa là một trong những căn bệnh tai – mũi – họng thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh này. Trong Đông y, viêm tai được cho là bệnh lành tính, do phong nhiệt và nhiệt độc gây ra, có thể chữa được bằng thảo dược. Bài viết dưới đây xin chia sẻ đến người bệnh một số cách chữa bệnh viêm tai giữa bằng thuốc đông y hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo.

Chữa bệnh viêm tai giữa bằng cây thuốc dân gian

Bài 1 ngũ bội tử và phèn chua: Bạn cần mỗi thứ 50g và cho 2 nguyên liệu này lên bếp đun đến khi phèn chua chảy ra quyện lại với ngũ bội tử tạo thành một tảng hỗn hợp xốp. Sau đó bạn lấy phần màu trắng xốp nghiền nhỏ cho vào một chiếc lọ.

Trước khi thổi thuốc vào tai bạn cần vệ sinh tai bằng nước oxi già. Dùng thuốc 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày 2 lần sáng và tối, mỗi lần dùng bạn chỉ cần một lượng thuốc nhỏ bằng hạt đậu xanh.

Khi dùng bài thuốc này người bệnh cần lưu ý ngừng thuốc kháng sinh trước 1 ngày và dung thuốc này khi tai chảy mủ.

Bài 2 lá bưởi: Tinh dầu bưởi là một trong những thành phần được dùng nhiều trong làm đẹp và các bài thuốc dân gian. Với bệnh viêm tai giữa lá bưởi là một bài thuốc khá công hiệu.

Bạn chỉ cần một nắm lá bưởi tươi (nên chọn lá bánh tẻ, không chọn lá sâu bệnh) giã nát vắt lấy nước, dùng nước này nhỏ vào tai bị viêm 2 đến 3 giọt ngày dùng 2 lần, nhỏ liên tiếp trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả kỳ diệu của nó.

Bài 3 rau diếp cá: Rau diếp cá có vị mát, lành tính có công dụng mát can bổ thận, lợi tiểu, làm đẹp da cho nữ giới và chữa được chứng viêm tai.

Bạn cần 1 ít lá rau diếp cá, lá hẹ, lá ích mẫu tươi, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Lấy nước đó nhỏ vào tai khoảng 3 giọt mỗi ngày, trước khi nhỏ lau sạch mủ trong tai để đạt hiệu quả cao. Nhỏ liên tục trong nhiều ngày bệnh sẽ khỏi, cách chữa này vô cùng hiệu quả.

Những bài thuốc dân gian chữa viêm tai giữa nhanh lành 1

Chữa bệnh viêm tai giữa bằng thuốc sắc

Bài thuốc đại bổ âm hoàng: Thành phần một thang gồm 12g (hoàng bá, chi mẫu), 16g (thục địa, quy bản). Sắc nước mỗi ngày uống 1 thang, một liệu trình điều trị 10 ngày hoặc có thể sắc cô thành viên để uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3g.

Bài thuốc tri bá địa hoàng thang: Gồm thục địa, hoài sơn, đan bì, tri mẫu, trạch tả, phục linh, hoàng bá, sinh phù. Sắc uống ngày một thang, uống liên tiếp trông 10 ngày.

Bài thuốc thanh tỳ thang: Gồm hoàng liên, biển đậu, thuyền thoái, sơn dược, bạch thược, phục linh, trạch tả, cốc ma.

Bài thuốc sâm linh bạch truật tán: Gồm đẳng sâm, ý dĩ, liên nhục, bạch truật, phục linh, hoàng liên, sa nhân, trần bì, cát cánh, hoàng bá, cam thảo, sơn dược, biển đậu mỗi thứ.

Với bài thuốc thanh tỳ thang và sâm linh bạch truật tán người bệnh cần tán bột các dược liệu để uống, mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần 6g.

Bài thuốc 4: Gồm (sài hồ, ngưu bàng tử, chi tử, hoàng cầm, long đởm thảo) mỗi vị 12g, bạc hà 6g, kim ngân hoa 20g. Trong trường hợp tai chảy dịch lẫn máu cần thêm sinh địa 16g, đan bì 12g. Người bệnh đem sắc nước uống và mỗi ngày uống 1 thang và uống liên tiếp trong nhiều ngày.

Bài thuốc (Dành cho người bệnh bị viêm tai giữa nặng chảy dịch vàng, đặc, mùi hôi). Bài thuốc gồm: long đởm thảo, hoàng cầm, mộc thông, sinh địa, sa tiền tử, trạch tả, mỗi vị 12g; cam thảo 4g và chi tử, đương quy mỗi vị 2g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trường hợp người bệnh sốt cao, dịch tai chảy ra đặc, lẫn nhiều máu thì bài thuốc trên thêm kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g.

Lưu ý: Với trẻ em cơ địa và sức đề kháng khác với người lớn. Vì vậy khi điều trị viêm tai giữa bằng thuốc Đông y nên áp dụng các bài thuốc sau:

  • Bài thuốc 1: Nguyên liệu gồm hoàng liên, bạch biển đậu, bạch thược, phục linh, cốc nha mỗi vị 8g; trạch tả, sơn dược mỗi vị 12g và thuyền thoái 4g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Thành phần trong một thang gồm cần có gồm: đẳng sâm, hoàng kỳ, sài hồ, bạch truật, phục linh mỗi vị 12g; thăng ma, đương quy, hoàng liên, hoàng bá mỗi vị 8g; cam thảo 4g, trần bì 6g. Với bai thuốc này không sắc nước mà tất cả đem tán thành bột mỗi 3 lần, mỗi lần 20g.

Cách chữa bệnh viêm tai giữa bằng thuốc Đông y khá an toàn và hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc, tùy từng mức độ bệnh mà sử dụng bài thuốc khác nhau. Thuốc Đông y khá lành tính nên người bệnh không cần lo sợ tác dụng phụ. Hy vọng những chia sẻ về cách chữa bệnh viêm tai giữa bằng thuốc Đông y ở trên có thể giúp ích cho các bạn. Chúc bạn mau sớm lành bệnh!

Liên kết tham khảo:

  1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Viêm_tai_giữa – Viêm tai giữa – Wikipedia
  2. https://vtv.vn/infographic/tre-bi-viem-tai-giua-nen-an-gi-kieng-gi-20190820155235593.htm – Viêm tai giữa nên ăn gì, kiêng gì?
Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44