Chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn và trẻ em như thế nào?

Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn

Theo các bác sĩ Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn, người lớn có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để chữa rối loạn tiêu hóa cho người lớn, bạn có thể áp dụng những cách sau:

Chữa bệnh bằng Đông y

Chữa bệnh rối loạn tiêu hóa bằng Đông y đã được chứng minh là mang lại hiệu quả cao với nhiều ưu điểm như không tác dụng phụ, an toàn cho sức khỏe, chữa bệnh tận gốc và bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho mọi người.

Hiện nay có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh rối loạn tiêu hóa đang được áp dụng tại Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn được áp dụng ntùy vào nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như:

Chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn và trẻ em như thế nào?

  • Bài thuốc số 1: Hoắc hương khô, đại hồi, sa nhân (mỗi vị 200g), thêm 100g cam thảo, 80g trần bì, 160g vỏ vối, vỏ rụt khô.
  • Bài thuốc số 2: Sử dụng các vị thuốc như nụ sim 100g, vỏ rụt 50g và củ riềng. Tất cả đem sao khô rồi tán thành bột mịn dùng để uống. Mỗi lần uống lấy khoảng 6 – 8g đem pha với nước đun sôi để nguội.
  • Bài thuốc số 3: Thảo quả, hạt cau rừng, trần bì, hoắc hương khô mỗi vị 200g, 400g vỏ rụt và hậu phác.

Các bài thuốc trên đem sắc với nước uống 1 ngày 2 lần, liều lượng có thể gia giảm tùy theo tình trạng bệnh cụ thể ở mỗi người.

Chữa bệnh bằng bài thuốc dân gian

Ngoài ra, để chữa rối loạn tiêu hóa cho người lớn bạn cũng có thể áp dụng những bài thuốc dân gian tại nhà như dùng lá khổ sâm, tỏi, lá ổi non…

Điều quan trọng là bạn cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho điều độ để hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn, không làm tình trạng bệnh trở nên nặng thêm.

Chữa rối loạn tiêu hóa bằng thuốc Đông y an toàn và hiệu quả cao

Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị rối loạn tiêu hóa và việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn do trẻ chưa thể miêu tả triệu chứng một cách chính xác để bác sĩ có thể chẩn đoán. Chính vì vậy khi phát hiện trẻ bị rối loạn tiêu hóa các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp chữa nào cho trẻ.

Các bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Bài thuốc 1: Trẻ có dấu hiệu đầy bụng, ăn kém, đau bụng, tiêu chảy 3-4 lần, đi ngoài phân sống, nôn… có thể dùng bài thuốc gồm Ý dĩ, mạch nha 6g, Sơn tra 4g, Trần bì 2g. Đem thuốc sao vàng, tán thành bột rồi hòa nước ấm cho trẻ uống 2 lần/ngày.

Bài thuốc 2: Nếu trẻ bị sốt kèm theo ho, chảy nước mũi, phân có bọt, chán ăn… có thể dùng bài thuốc gồm Đảng sâm, Tía tô, Hoắc hương, Ý dĩ mỗi vị 6g, Gừng khô, Trần bì mỗi vị 2g. Đem sắc cho trẻ uống lúc thuốc còn ấm. Chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Bài thuốc 3: Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần kèm sốt, mất nước, thóp trên đầu lõm xuống thì dùng bài thuốc gồm Cát căn, Kim ngân hoa 8g, Đại táo, Tô mộc, Vàng đắng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể sử dụng các loại thức ăn nhuận tràng

Bài thuốc 4: Nếu trẻ đi cầu nhiều lần, phân sống, mùi chua, sụt cân, nên dùng bài thuốc gồm Đảng sâm, Hoài sơn, Ý dĩ mỗi vị 6g, Nhục đậu khấu, Mạch nha, Trần bì, Hậu phác  mỗi vị 4g, đem sắc uống ngày 1 thang chia nhiều lần.

Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc trên để chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, chúng ta cũng có thể cho trẻ ăn các món ăn dinh dưỡng để hỗ trợ bộ máy tiêu hóa, ngăn ngừa các rối loạn đường ruột.

  • Nấu cháo rau sam: Bạn lấy 50g rau sam tươi đem rửa sạch, thêm vài ngọn ổi non cắt nhỏ, gạo tẻ một nắm, vo sạch. Tất cả cho vào nồi nấu thành cháo. Có thể chắt lấy nước cháo cho trẻ uống ngày 2-3 lần. Ăn trong 2-3 ngày.
  • Nấu cháo cà rốt, ô mai mơ: Bạn lấy 1 củ cà rốt thái nhỏ, thêm 5 quả ô mai mơ (xí muội), 1 nắm gạo tẻ đã rang vàng cho vào nồi nấu thành cháo, đun trên lửa nhỏ. Cho trẻ ăn 2 lần/ngày trong vòng 2-3 ngày.
  • Nấu cháo Sơn dược: Bạn lấy 1 nắm gạo tẻ, thêm 20g hạt sen và Hoài sơn (Củ mài). Nấu thành cháo cho đến khi chín nhừ và tán nhuyễn cho trẻ ăn trong ngày.

Trên đây là những chia sẻ về những cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn và trẻ em như thế nào. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc chữa trị bệnh.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44