Chữa suy nhược cơ thể bằng đông y

Chữa suy nhược cơ thể bằng đông y

Y học cổ truyền gọi chứng suy nhược cơ thể là chứng hư lao. Nguyên nhân dẫn đến suy nhược cơ thể thường do người bệnh ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, lao động nặng trong thời gian dài, cơ thể sút kí quá nhanh, mắc bệnh cấp tính đang bình phục, phụ nữ sau sinh và trong thời kỳ cho con bú,…

Chữa suy nhược cơ thể bằng đông y thường dựa trên các yếu tố cơ bản là âm, dương, khí và huyết trong cơ thể để chia suy nhược cơ thể ra làm 4 loại: khí hư, huyết hư, dương hư, âm hư từ đó sẽ có những bài thuốc chủ trị phù hợp như:

  • Thể phế khí hư: Khi bị suy nhược cơ thể do thể phế khí hư người bệnh thường có những triệu chứng cơ thể mệt, hơi thở ngắn, dễ đổ mồ hôi, người lúc nóng lúc lạnh, ho khan. Dùng phương thuốc nhân sâm, huỳnh kỳ mỗi loại 12g; tang bì, tử uyển mỗi vị 10g, thục địa 16g và ngũ vị 4g.
  • Thể tỳ khí hư: Biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, ăn ít, đi tiêu lỏng, sắc mặt vàng. Bài thuốc trị: 16g đảng sâm; 6g cam thảo; sa nhân, trần bì, cát cánh, bạch linh mỗi vị 12g; bạch truật, liên nhục, hoài sơn, ý dĩ, biển đậu mỗi vị 12g.
  • Thể tâm huyết hư: Triệu chứng mất ngủ, ngủ hay mơ, người hồi hộp hay quên, mặt kém sắc, môi tái, lưỡi nhợt nhạt. Bài thuốc chữa trị: thục địa 20g; đảng sâm 16g; huỳnh kỳ, đương quy, bạch truật, nhãn nhục mỗi vị 12g; phục thần, viễn chí, táo nhơn mỗi vị 8g; mộc hương 6g; cam thảo 4g; 3 lát gừng; 3 quả táo.
  • Thể can huyết hư: Người bệnh thường có biểu hiện hoa mắt, ù tai, đầu choáng váng, người bứt rứt dễ nỗi nóng, phụ nữ kinh nguyệt không đều, sắc mặt tái sạm, môi lưỡi nhợt,…Dùng bài thuốc: thục địa 20g, bạch thược 12g, qui đầu 12g, xuyên khung 8g.
  • Thể tỳ dương hư: Triệu chứng sợ lạnh, chân tay lạnh, người hay mệt mỏi, lúc gặp lạnh dễ đau bụng, tiêu chảy, sắc mặt vàng hoặc tái. Dùng bài thuốc: phụ tử, can khương mỗi vị 6g, nhân sâm 12g, bạch truật 10g, chích thảo 4g.
  • Thể thể phế âm hư: Triệu chứng gặp phải ho khan, họng và miệng khô, khàn giọng, người gầy, da nóng, hay sốt về chiều hay đêm, ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ. Dùng bài thuốc sa sâm 20g, ngọc trúc, tang diệp, biển đậu, thiên hoa phấn (cùng 12g), cam thảo 4g.
  • Thể thể tâm âm hư: Triệu chứng người hồi hộp, khó ngủ, hay quên, bứt rứt, ra mồ hôi trộm, miệng lở, gò má đỏ, sốt về chiều, lưỡi đỏ. Bài thuốc chủ trị huyền sâm, đơn sâm, đảng sâm, phục thần, thiên ma, qui đầu, bá tử nhân, táo nhân, mạch môn mỗi vị 12g, sinh địa 16g, viễn chí 8g, cát cánh 6g, ngũ vị 6g.

Với các bài thuốc trên người bệnh sắc theo cách sau: Nước 1 sắc với 4 chén nước còn lại 1 chén. Nước 2 sắc với 3 chén nước còn lại nữa chén. Khi sắc xong người bệnh hòa hai nước lại với nhau chia 3 lần uống trong ngày.

Suy nhược cơ thể ngoài các thể trên còn nhiều thể khác nhau như: thể tỳ vị âm hư, thể can âm hư, thể thận hư,…và ở mỗi thể sẽ có triệu chứng bệnh khác nhau ứng với mỗi chứng bệnh sẽ có bài thuốc chủ trị riêng. Vì vậy, để đạt hiệu quả điều trị suy nhược cơ thể một cách tốt nhất, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để gặp bác sĩ bắt mạch, kiểm tra bệnh từ đó sẽ bốc thuốc phù hợp.

Món ăn, bài thuốc chữa suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể ngoài điều trị bệnh, việc bổ sung dưỡng chất bên trong cũng hết sức cần thiết. Và để nhanh chóng lấy lại sức khỏe các bạn có thể tham khảo bổ sung các món ăn là bài thuốc bổ dưỡng như:

  • Gà hầm thuốc Bắc: Người bệnh cần chuẩn bị gà trống một con tầm 1kg; quy thân, kỷ tử mỗi vị 10g; đẳng sâm, thục địa mỗi vị 15g; hạt sen, ngải cứu mỗi vị 20g; gừng, hành, gia vị vừa đủ. Tất cả đem hầm nhừ, với món ăn này các bạn nên duy trì ăn liên tiếp trong 4 tuần và mỗi tuần 2 lần cơ thể sẽ nhanh chóng bình phục.
  • Râu ngô hoặc bắp non hầm móng giò: Với món này chúng ta cần 30g râu ngô hoặc bắp non, 1 cái móng giò lợn nhỏ, gừng tươi 5g, hành và gia vị vừa đủ, tất cả cho vào nồi ninh nhừ. Ăn liên tục trong 3 tuần liền, ăn ngày cách ngày.
  • Chim cút hầm thuốc Bắc: Chim cút 1 con; cát cánh 15g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, đại táo 7 quả, gừng, hành, rượu. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ nêm gia vị vừa ăn, để phát huy hiệu quả người benehjb cần duy trì ăn liên tục trong 4 tuần liền, cách ngày ăn 1 lần.
  • Gà ác hầm đông trùng hạ thảo và hoài sơn: Với món ăn này chỉ cần 100g thịt gà ác, 10g đông trùng hạ thảo và 30g hoài sơn, tất cả đem hầm nhừ nêm gia vị vừa đủ, chia nhỏ ăn trong ngày và ăn liên tục trong tuần.
Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44