Bệnh đau dạ dày có bị hôi miệng không?
Theo các bác sĩ bệnh đau dạ dày không chỉ hành hạ khiến bạn cảm thấy khổ sở vì những cơn đau bất chợt ập đến, đau dai dẳng, đau khiến bạn không dám ăn uống bất cứ thứ gì… Không những thế, bệnh đau dạ dày còn kéo theo hàng loạt những bệnh khác như trào ngược thực quản – dạ dày, hội chứng kích thích ruột gây ra tình trạng ợ nóng, ợ chua và hôi miệng.
Đau dạ dày thường dẫn đến tình trạng viêm thực quản trào ngược dạ dày, gây ra hiện tượng các chất dịch trong dạ dày như Axit, pepsin, dịch mật, thức ăn… bị trào ngược lên thực quản. Cơn trào ngược có thể diễn ra thường xuyên hoặc thỉnh thoảng mới bị một lần, tùy thuộc vào tình trạng bệnh đang gặp phải có nghiêm trọng hay không. Khi các chất dịch bị trào ngược lên thực quản sẽ gây kích thích niêm mạc thực quản, dẫn đến các triệu chứng nóng rát thực quản và tình trạng hơi thở có mùi hôi khó kiểm soát được.
Nguyên nhân gây nên chứng hôi miệng của người bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng:
Khi bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng, các axit và dịch vị trong dạ dày tiết ra nhiều và bị đẩy ngược lên thực quản, kèm theo mùi của các loại thức ăn đang được tiêu hóa gây ra hơi thở có mùi hôi.
Vi khuẩn Hp – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày cũng được cho là một trong những thủ phạm gây ra chứng hôi miệng.
Cách khắc phục tình trạng gây hôi miệng ở người bị đau dạ dày
Chữa bệnh hôi miệng bằng thuốc Đông y
- Bài 1: Mộc Hương, Đinh Hương, Hương Nhu, Cát Căn, Hoắc Hương, Bạch Chỉ, Thạch Tiêu Thảo. Tất cả đem sấy khô, tán vụn rồi sắc với 1 lít nước trong 10 phút. Lấy nước ngậm mỗi ngày một lần, ngậm càng lâu càng tốt.
- Bài 2: Thạch Vi, Nhi Trà, Binh Lang. Tán vụn thuốc rồi sắc lấy nước để súc miệng mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Bài 3: Hoắc Hương, Thương Truật, Băng Phiến. Bạn đem Hoắc Hương và Thương Truật sắc lấy nước, sau đó hòa với Băng Phiến để súc miệng mỗi ngày 3 – 4 lần, không được nuốt.
- Bài 4: Đinh Hương, Lá Trà. Đem tất cả rửa sạch rồi cho vào miệng nhai kỹ trong 5 phút rồi nhả ra. Áp dụng cách này 5 ngày liên tiếp sẽ giảm bớt mùi hôi miệng.
- Bài 5: Hắc Phàn, Kha Tử, Tỳ Bà Diệp. Đem tán vụn rồi sắc lấy nước để súc miệng mỗi ngày 3 – 5 lần.
- Bài 6: Hồ Hoàng Liên, Bạc Hà Tử, Mật Gấu, Đởm Phàn, Kha Tử. Tán thành bột mịn rồi hòa với nước sôi để súc miệng 2 lần/ngày, mỗi lần lấy 2 – 3g bột.
Sử dụng thực phẩm trị hôi miệng do đau dạ dày.
Rễ cam thảo: Cam thảo có tác dụng làm dịu cơn trào ngược thực quản, ức chế axit trong dạ dày và Histamin nên sẽ giúp vết loét chóng lành, giảm các cơn đau dạ dày. Ngoài ra chất Flavonid trong cam thảo còn ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP. Bạn chỉ cần hãm cam thảo với nước sôi uống thay nước lọc hàng ngày hoặc nhai vài lát cam thảo để giảm hôi miệng và tốt cho dạ dày.
Quả dứa (Thơm): Đau dạ dày thường gây ra các triệu chứng ợ hơi, ợ chua nên khí trong dạ dày chứa mùi tiêu hóa thức ăn sẽ thoát ra khiến hơi thở của bạn có mùi. Lúc này bạn có thể dùng dứa để chữa hôi miệng vì trong dứa có chứa nhiều enzym bromelain, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm đầy hơi và đỡ những cơn đau dạ dày
Mật ong: Trong mật ong có nhiều thành phần kháng khuẩn, chống viêm nhiễm nên sẽ giúp giảm bớt tình trạng viêm loét dạ dày, giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, giảm tình trạng trào ngược dạ dày và diệt khuẩn giúp bớt hôi miệng.
Nhóm tinh bột: Các loại ngũ cốc chứa nhiều tinh bột hay các loại thực vật tươi sẽ giúp ổn định môi trường trong dạ dày, trung hòa axit giúp ngăn chặn hiệu quả tình trạng hôi miệng
Tham khảo thêm:
- https://www.vinmec.com/vi/benh/hoi-mieng-4872/ – Hôi miệng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- https://nhatnhat.com/vi-sao-bi-hoi-mieng-cach-chua-hoi-mieng-hieu-qua.html – Vì sao bị hôi miệng? Cách chữa hôi miệng hiệu quả