Đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không?

Bệnh đau dây thần kinh số 5 là gì?

Đau dây thần kinh số 5 (hay đau dây thần kinh sinh ba) là cảm giác đau một nửa mặt tại vùng chi phối của dây số 5. Cơ chế gây ra bệnh lý này vẫn còn chưa thật sự rõ ràng, tuy nhiên hiện nay tồn tại 2 giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất là:

  • Bất thường trong hệ thống nhân dây thần kinh số 5
  • Sự chèn ép của mạch máu vào vị trí của dây thần kinh số 5 đi ra khỏi thân não.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Đặc điểm xuất hiện và tiến triển của bệnh đau dây thần kinh số 5

Đau dây thần kinh số 5 gây đau thành từng cơn bùng phát và kết thúc đột ngột. Cơn đau có thể tái phát hàng ngày, hàng giờ mà không theo quy luật nhất định, đôi khi các cơn đau có thể đến liên tiếp hoặc cũng có thể biến mất trong một thời gian dài.

Cơn đau dây thần kinh số 5 thường phát sinh khi có kích thích như rửa mặt, cạo mặt, nhai, nhăn mặt, chạm vào mặt, nói chuyện, cười… Cơn đau ban đầu có thể kéo dài vài giây đến vài phút nhưng sau đó có thể lên đến vài giờ. Thường gặp nhất là 2 kiểu cơn đau sau:

  • Đau dây thần kinh số 5 tiên phát: Đau khởi phát khi có kích thích một vùng da nhất định ở mặt, đau thành cơn dữ dội khoảng 10-30 giây. Khi khám thực thể không thấy tổn thương ở dây thần kinh số 5 (cụ thể sức cơ nhai bình thường, không giảm cảm giác ở mặt, phản xạ giác mạc bình thường). Sau cơn đau sẽ có giai đoạn “trơ”, trong thời kỳ này không thể đau lại khi có kích thích.
  • Đau dây thần kinh số 5 thứ phát: Thường không xác định được “vùng bùng phát”. Cơn đau lúc này ít dữ dội hơn nhưng khi xuất hiện sẽ gây đau liên tục. Quá trình khám thực thể thấy có dấu hiệu tổn thương dây thần kinh số 5 (đặc biệt là mất cảm giác giác mạc).

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Cường độ và tính chất của bệnh đau dây thần kinh số 5

Đau dữ dội như luồng điện giật, đau xé da, xuất hiện nhanh như tia chớp. Người bệnh có cảm giác như bị dao đâm và bị hoảng sợ không dám nhắc đến cơn đau, không dám chỉ vào chỗ đau vì lo sợ cơn đau sẽ quay lại.

Khi cơn đau xuất hiện thường kèm theo co giật cơ mặt, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, chảy nhiều nước mũi.

Vị trí lan xuyên khi đau dây thần kinh số 5

Đau một bên mặt, ít khi đau 2 bên, đau khu trú ở vùng tương ứng khu vực giảm cảm giác của nhánh dây thần kinh số 5 như nhánh hàm trên, ít gặp ở nhánh mắt. Hiếm khi thấy đau toàn bộ dây thần kinh số 5, không đau luân phiên hai bên.

Giữa các cơn đau bệnh nhân thường không có cảm giác gì, không phát hiện dấu hiệu bất thường nào khác. Đôi khi ấn vào các điểm xuất chiếu của dây thần kinh số 5 thấy đau như: lỗ trên ổ mắt, dưới ổ mắt, điểm đau lỗ cằm, giảm phản xạ giác mạc.

Bị đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không?

Với câu hỏi bị đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không thì các bác sĩ Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn cho biết: Bệnh đau dây thần kinh số 5 không đe dọa đến tính mạng người bệnh, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu như không được thăm khám, kiểm tra và phát hiện bệnh sớm. Nếu để bệnh có thời gian phát triển, dây thần kinh bị tổn hại nghiêm trọng sẽ gây liệt nửa mặt, nếu như dây thần kinh số 5 bị tê liệt hoặc các cơn đau ảnh hưởng sang dây thần kinh số 7.

Bị đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không? Mặc dù bệnh ít nguy hiểm nhưng rất dễ chẩn đoán nhầm sang các vấn đề về răng miệng. Có một số trường hợp bệnh nhân bị nhổ cả hàm răng mà cơn đau vẫn không chấm dứt chỉ vì chẩn đoán sai bệnh.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44