Đau vai gáy là một trong những bệnh về cơ xương khớp chiếm tỉ lệ khá cao, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện bất thường, có khả năng gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất vẫn rơi vào nhóm người cao tuổi, người bước vào tuổi trung niên và những người thường xuyên phải ngồi lâu, ngồi sai tư thế… Có ý kiến cho rằng bệnh đau vai gáy có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như liệt nhồi máu cơ tim, nửa người,… Sự thật như thế nào? Đau vai gáy có nguy hiểm không? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Đau vai gáy có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, bệnh đau vai gáy thường gặp nhất ở nam giới và nữ giới trưởng thành, người cao tuổi, đối tượng nhân viên văn phòng hay những người thường xuyên phải ngồi lâu,…. Đau vai gáy gây ra những cơn đau nhức ở vùng đốt sống cổ, lan xuống vai, gáy. Cơn đau có thể lan dần xuống bả vai gây tê mỏi cánh tay…
Đau vai gáy khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng, giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống. Không những thế, nếu bệnh đau vai gáy kéo dài không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác về xương khớp như:
Chấn thương vùng cổ
Đau vai gáy có thể dẫn đến những chấn thương vùng cổ, gây ra những khó chịu và khiến người bệnh không thể làm việc, sinh hoạt để tránh gặp phải cơn đau. Ảnh hưởng đến công việc, đôi khi phải ngừng làm việc hoặc lao động nặng để điều trị.
Thoát vị đĩa đệm
Đau vai gáy có thể dẫn đến bệnh xương khớp nguy hiểm khác như thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Bệnh sẽ gây ra các cơn đau nhức ở vùng cổ, lan xuống vai gáy do rễ thần kinh bị chèn ép. Người bệnh sẽ không thể thực hiện những động tác như cúi đầu, quay đầu…
Dính khớp
Dính khớp là tình trạng các đốt sống cổ, đốt sống lưng và các khớp xương gần ở vùng vai gáy bị dính lại với nhau do các cơ và mô mềm lân cận bị viêm, gây đau đớn, khó chịu và cử động khó.
Các triệu chứng điển hình của bệnh dính khớp gồm: Đau nhức cơ khớp ở xương sống cổ, sống lưng ngang ngực; đau nhức lan sang bả vai và cánh tay; Khớp xương bị cứng, dính, khó cử động; Người bệnh dần bị gù do biến dạng cột sống.
Trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến liệt xương cột sống.
Gai cột sống
Đau vai gáy nếu để lâu ngày sẽ khiến lớp bọc của các đốt sống bị hư tổn, thoái hóa, dẫn đến mất chức năng đệm giữa các xương, hình thành những vành đai xương để tăng khả năng chịu lực do mâm đốt sống phải chịu lực quá mức, tạo thành các gai xương ở rìa các đốt sống cổ.
Gai đốt sống cổ sẽ khiến người bệnh đau buốt khi cử động do các gai xương đâm vào cơ thịt, chèn vào hệ thống dây thần kinh ở đây gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Thoái hóa cột sống cổ
Đây là tình trạng ở đốt sống cổ, dây chằng dọc cổ bị viêm và lắng tụ canxi gây hẹp các lỗ ra của rễ thần kinh. Bệnh có các biểu hiện điển hình là tê, đau ở cổ, đau lan xuống vùng vai gáy gây nguy hiểm. Các rễ thần kinh và tủy sống bị chèn ép có thể dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm.
Liệt nửa người
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất do bệnh đau vai gáy gây ra. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau vai gáy nặng dẫn đến thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, chèn ép các mạch máu và dây thần kinh gây nhồi máu cơ tim, liệt nửa người.
Theo bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan – trưởng khoa khám bệnh Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn, giảng viên bộ môn YHCT Đại học Y dược TPHCM đau vai gáy nếu để càng lâu sẽ rất khó điều trị và có nguy cơ cao phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh, điều trị dứt điểm bằng phương pháp phù hợp.
Cách phòng và điều trị bệnh đau vai gáy
Bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan cho biết, hiện nay YHCT Sài Gòn đang áp dụng một số phương pháp điều trị đau vai gáy bằng thuốc Đông y và vật lý trị liệu rất hiệu quả.
- Chữa đau vai gáy bằng vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng các tác nhân vật lý tự nhiên hoặc nhân tạo như điện, tia X, nhiệt độ, nước, tia hồng ngoại, sóng siêu âm, các đồng vị phóng xạ, xoa bóp, đi bộ…
- Việc chữa đau vai gáy bằng vật lý trị liệu là biện pháp cần thiết giúp hệ thống cơ xương khớp ở đây mau chóng hồi phục.
Vật lý trị liệu được đánh giá là biện pháp an toàn, phù hợp với mọi đối tượng và mang lại hiệu quả điều trị rất cao, giúp giảm đau đớn cho người bệnh, nhanh chóng lấy lại được sự cân bằng của hệ xương khớp, hồi phục các chức năng vận động.
Ngoài ra, để phòng ngừa và điều trị nhanh chóng bệnh đau vai gáy, bạn cần chú ý:
- Nên nghỉ ngơi, ránh căng thẳng, hạn chế vận động trong ngày.
- Thường xuyên giải lao, đi lại nếu công việc bắt buộc ngồi hoặc đứng lâu, mỗi 30 phút nên thực hiện các động tác vận động cổ, vai.
- Xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau đồng thời hỗ trợ tăng cường máu lưu thông đến cơ bắp.
- Thường xuyên tập thể dục, thể thao với các bài tập phù hợp và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết như canxi, kali, các vitamin A, B, C, E…