Dị ứng da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Dị ứng da là một trong những căn bệnh da liễu khá phổ biến hiện nay, tình trạng này xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng với một chất lạ dẫn đến ngứa, những vết sần, mẫn đỏ,…khiến người bệnh khó chịu thậm chí tự ti khi giao tiếp. Dị ứng da có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, vậy dị ứng da là gì nguyên nhân triệu chứng và biểu hiện ra sao?

Dị ứng da là gì?

Dị ứng da là quá trình rối loạn hệ miễn dịch, gây ra phản ứng trên da để chống lại các chất chất gây dị ứng như: mỹ phẫm, hóa chất, phấn hoa, khói bụi, thức ăn,…. Mức độ dị ứng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh cũng như các chất tiếp xúc gây da bị dị ứng.

Dị ứng da là một trong những căn bệnh không gây nguy hại đến tính mạng người bệnh nhưng đem lại phiền toái. Tuy nhiên, bệnh nếu không phát hiện sớm, tìm ra nguyên nhân dẫn đến dị ứng điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh sau này.

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng da thường gặp

Da của chúng ta đóng vai trò bảo vệ cơ thể, ngăn chặn các chất có hại từ bên ngoài và giữ đô ẩm ở lại bên trong. Khi hệ thống phòng vệ tự nhiên của da bị suy yếu tác động đến hàng rào giữ ẩm bảo vệ da, lúc này khiến da trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân kích ứng da từ bên ngoài dẫn đến bị dị ứng da.

Dị ứng da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị 1

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng da rất nhiều, thông thường có các nguyên nhân chính sau:

  • Môi trường sống: Môi trường thay đổi đột ngột khiến da thích nghi không kịp, vào mùa hè cũng như thời tiết lạnh, sự bài tiết của cơ thể bị thay đổi kích ứng mất đi độ ẩm gây ra cảm giác khô dẫn đến dị ứng da. Bạn sống trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khí thải khiến cho hàng rào tự nhiên của da có thể bị suy yếu và khiến da nhạy cảm hơn dẫn đến dị ứng da.
  • Tác nhân hóa học: Thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học, tẩy rửa,…khiến cho da bị tổn thương và bị loại bỏ các thành phần dầu tự nhiên bảo vệ da, dẫn đến da nhạy cảm hơn gây kích ứng dị ứng da. Để phòng ngừa với những tác nhân gây kích ứng các bạn cần lư ý chọn sữa rửa chất tẩy rửa dịu nhẹ.
  • Mất cân bằng nội tiết tố: Lượng hormone cơ thể bạn bị mất cân bằng do căng thẳng, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, đang trong độ tuổi dậy thì hoặc giai đoạn tiền mãn kinh,…sẽ khiến cho các chức năng của hàng rào giữ ẩm bảo vệ da có thể bị giảm hiệu quả dẫn đến dị ứng da. Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây dị ứng da thường gặp nhất ở phụ nữ.
  • Da yếu: Một số người bệnh từng mắc các vấn đề về da như: bị mụn trứng cá, viêm da dị ứng,…da từng nhạy cảm, bị kích ứng dẫn đến da của những người này ít hơn những trường hợp khác. Vì vậy khi tiếp xúc với một vài yếu tố cũng dẫn đến da dị ứng
  • Chế độ ăn uống và dưỡng ẩm: Một số người bệnh có cơ địa nhạy cảm, khi ăn uống một số loại thực phẩm lạ, hải sản,…dẫn đến da bị dị ứng nổi ban, ngứa, nóng. Da của người bệnh nếu không được cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng cũng dễ dẫn đến dị ứng.
  • Mỹ phẩm kém chất lượng: Với những chị em phụ nữ, da bị dị ứng do dùng mỹ phẩm là nguyên nhân phổ biến, khó tránh khỏi khi không may mua nhầm mỹ phẩm kém chất lượng, mỹ phẩm không hợp với da.
  • Nguyên nhân khác: Bạn mắc một số bệnh lý, sử dụng thuốc điều trị bệnh và dị ứng với một thành trong thuốc phản ứng dẫn đến dị ứng da. Ngoài ra khi da vô tình tiếp xúc trực tiếp với côn trùng kiến, sâu,…cũng có thể dẫn đến dị ứng.

Triệu chứng dị ứng da điển hình

Khi bị dị ứng da người bệnh thường có biểu hiện chung da ngứa nổi mẫn tại vùng di ứng. Da bị tổn thương, sắc tố da đậm, da trở nên dày, thô, nặng hơn có thể gây bội nhiễm, nhiễm trùng da. Ngoài ra người bệnh còn có một số biểu hiện khác như sắc mặt thay đổi tái xanh, người đổ mồ hôi, tim đập mạnh, cơ thể mất sức, buồn nôn, nôn,… ngạt thở, co thắt thanh quản, thậm chí phù nề thanh môn gây tắc nghẽn hô hấp.

Dị ứng da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị 2

Dị ứng da do thuốc có thể gây các triệu chứng như: Ngứa ngáy, nỗi mề đay, mặt sưng phù, da xuất hiện các ban mầu hồng, hơi thở yếu thậm chí sốc thuốc.

Triệu chứng dị ứng da do thức ăn: Những triệu chứng này có thể xuất hiện ngay hoặc xuất hiện sau khi ăn vài giờ. Ban đầu người bệnh cảm thấy ngứa ở cổ họng, môi hoặc lưỡi sưng lên, nỗi mề đay toàn thân, khó thở, phát sốt.

Triệu chứng dị ứng da mẩn ngứa do côn trùng: Tùy theo loại côn trùng cũng như mức độ nọc độc tiết ra mà mức độ xuất hiện dị ứng da khác nhau như: sưng đỏ nơi tiếp xúc trực tiếp và có thể nổi mụn ngứa hoặc mụn nước, toàn cơ thể phát ban, người sốt, mê sản.

Triệu chứng dị ứng da do mỹ phẩm: Khi bị dị ứng mỹ phẩm da sẽ bị dị ứng nổi mẫn đỏ, bong tróc, nổi mụn,…da khô sần, bị sạm đen và xuất hiện các nếp nhăn.

Triệu chứng dị ứng da do tiếp xúc hóa chất: Vùng da tiếp xúc nóng rát có thể bị phù nề và sưng, vùng da tiếp xúc rỉ nước đi kèm với các cảm giác ngứa ngáy, khó chịu phồng rộp và khô da khiến da dày hơn bình thường do người bệnh chà xát nhiều. Ở trường hợp nặng có thể lan rộng ra khắp toàn thân.

Các bài thuốc chữa dị ứng da từ thảo dược

Dị ứng da hiện nay có thể được điều trịbằng nhiều phương pháp khác nhau như Đông y, Tây y. Tuy nhiên với phương pháp Đông y được xem là một trong những phương pháp khá hiệu quả hiện nay. Với phương pháp điều trị bằng thuốc Đông y, đầu tiên sẽ giúp loại bỏ những yếu tố gây ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh, phục hồi huyết khí, kinh mạch thông, cân bằng âm dương giúp tiêu trừ bệnh và dần biến mất.

Trong các bài thuốc Đông y chữa dị ứng da đều là những thảo mộc thiên nhiên, do đó khi sử dụng không lo tác dụng phụ. Dưới đây là một số bài thuốc trị dị ứng da hiệu quả người bệnh có thể tham khảo như:

Dị ứng da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị 3

Bài thuốc 1: Thành phần 1 thang gồm lá bèo cái, bồ công anh mỗi vị 12g; kim ngân hoa gia giảm 16-20g; lá dâu, ké đầu ngựa, thổ phục linh, kinh giới mỗi vị 16g, rễ tranh 10g, cam thảo, mã đề mỗi vị 8g.

Bài thuốc 2: Thành phần một thang thuốc gồm gừng tươi 6g; ý dĩ 10g; tía tô, thổ phục linh mỗi vị 12g; lá lốt, quế chi mỗi vị 8g; ké đầu ngựa, kinh giới mỗi vị 16g.

Bài thuốc 3: Một thang thuốc gồm quế chi, bạch chỉ mỗi vị 8g; tô tử, đan sâm, phòng phong mỗi vị 12g, tế tân, sinh khương mỗi vị 6g; kinh giới, lá đơn, ý dĩ mỗi vị 16g.

Với 3 bài thuốc trên người bệnh chỉ cần sắc nước uống, mỗi ngày uống một thang, uống liên tiếp trong nhiều ngày sẽ thấy bệnh dị ứng da không còn đeo bám nữa.

Trên đây là những chia sẻ, giải đáp về dị ứng da là gì nguyên nhân triệu chứng và biểu hiện cụ thể của bệnh. Chúng tôi hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn được những thông tin hữu ích, cũng như nắm rõ hơn về bệnh để chủ động phòng tránh cũng như điều trị bệnh hiệu quả khi không may mắc bệnh.

5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44