Điều trị và chữa bệnh quai bị tại nhà có nên hay không?
Quai bị bệnh do virus Paramyxovirus gây ra, bệnh lây truyền từ đối tượng này sang đối tượng khác khi tiếp xúc với nước bọt có chứa virus. Khi bị quai bị người bệnh sẽ có những biểu hiện: cơ thể suy nhược, sốt, toàn thân mệt mỏi, khó chịu. Kém ăn, miệng có cảm giác khô, đau họng và đau góc hàm. Tuyến mang tai to dần và đau nhức, đau hơn khi nhai.
Điều trị và chữa bệnh quai bị tại nhà có nên hay không? Câu trả lời là không nên bởi một khi mắc bệnh quai bị nếu không thăm khám, điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng đặc biệt là vô sinh.
Vì vậy, một khi mắc bệnh quai bị người bệnh cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, kiểm tra điều trị bệnh hiệu quả, ngăn chặn nguy cơ biến chứng, tái phát bệnh. Ở nhà người bệnh có thể tự chữa bằng cách làm giảm sưng đau, có chế độ ăn uống, chăm sóc hợp lý để nhanh khỏi bệnh như:
- Hạ sốt: khi bị quai bị thời kì đầu đa phần người bệnh sẽ phát sốt, bệnh càng nặng sốt càng cao, lúc này người nhà cần hạ sốt cho bệnh nhân bằng cách chườm nước ấm lên trán. Đồng thời người bệnh cần uống nhiều nước, bổ sung các loại nước ép hoa quả như cam, bưởi,…để tăng cường sức đề kháng.
- Giảm sưng đau: Khi bị quai bị, tuyến mang tai sẽ sưng đau khiến người bệnh khó chịu, các bạn có thể chườm đá hoặc dùng một chai nước ấm rồi quấn vào khăn, áp lên vùng hàm sưng đau để làm giảm triệu chứng khó chịu.
- Vệ sinh miệng sạch sẽ: Quai bị khiến tuyến mang tai sưng đau, lúc này không thể đánh răng bằng bàn chải, người bệnh có thể súc miệng bằng các loại dung dịch vệ sinh răng miệng, nước muối sinh lý để vi khuẩn không có điều kiện phát triển.
Trong thời gian bệnh các bạn không được tắm nước lạnh, mà cần tắm bằng nước nóng. Bởi sức đề kháng lúc này khá yếu, tắm nước lạnh có thể khiến bạn dễ bị cảm, khó lành.
Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp: Quai bị biến chứng, nhất là biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới lúc này người bệnh cần lưu ý không nên đi lại quá nhiều, vận động mạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chế độ ăn uống: Với người bệnh quai bị chế độ ăn uống vô cùng quan trọng đối với việc hỗ trợ điều trị bệnh. Khi bị bệnh các bạn không nên ăn các loại thức phẩm có vị chua, nóng, cay, nếp,…sẽ làm cho bệnh thêm nặng hơn. Thay vào đó các bạn nên ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu như: cháo, súp, đồ hầm,…nên ăn nhiều rau xanh nhất là khổ qua có tác dụng trị bệnh hiệu quả.
Điều trị bệnh quai bị hiệu quả bằng thuốc Đông y
Hiện nay, bệnh quai bị có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau, trong đó những bài thuốc Đông y có thể giúp điều trị bệnh khá hiệu quả, an toàn, ngăn ngừa nguy cơ tái phát và hơn hết chi phí điều trị lại khá rẻ mà người bệnh có thể tham khảo áp dụng như:
- Bài thuốc 1: 30g quả ké, 40g quả vải đem sao vàng, tán mịn đem 2 thứ hỗn hpwj trên trộn cùng 1 ít mỡ lợn vừa dẻo, vừa dính. Đem hỗn hợp này bôi vào chỗ quai bị và lấy miếng giấy bản dán lên, thay thuốc ngày 2 lần, tối 1 lần để chống viêm, tán huyết, giảm đau và hóa thấp.
- Bài thuốc 2: 24g lá bồ bồ công anh và lá đinh lăng rửa sạch, giã mịn cùng 10g bạch chỉ bắc bột mịn trộn đều đắp vào chỗ bệnh và dùng băng dính cố định lại. Để chống viêm, tiêu viêm, tán huyết, thông mạch.
- Bài thuốc 3: lá vòi voi, lá gấc giã nhỏ mịn, đắp tại chỗ quai bị, dùng băng dính cố định lại. Ngày đắp 2 lần để trị bệnh,
- Bài thuốc 4: Bạch truật, hạt vải, bạch linh, thổ linh, xa tiền, đỗ trọng, trần bì, cam thảo tất cả đem sắc lấy nước uống hàng ngày.
- Bài thuốc 5: quả ké, nam tục đoạn, lệ chi hạch, vỏ cây gạo, sài hồ, thanh bì, xa tiền, hoài sơn, liên nhục đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
Để điều trị bệnh quai bị bằng Đông y đạt hiệu quả cao, bệnh nhanh khỏi tốt nhất người bệnh nên đến trực tiếp cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, kiểm tra bệnh từ đó bác sĩ sẽ cho những bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả riêng. Vì mỗi người bệnh sẽ có tình trạng và mức độ bệnh khác nhau nên không thể sử dụng chung 1 bài thuốc.