Bệnh sùi mào gà là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa trị

Bệnh sùi mào gà là gì

Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus HPV (Human Papilloma Virus) tuýp 16, 18 và 31 gây ra. Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 9 tháng sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh nên rất khó phát hiện, trong khi đó bệnh vẫn có thể lây nhiễm nên vô cùng nguy hiểm. Sùi mào gà rất dễ lây lan lại khó điều trị nên người bệnh cần đặc biệt chú ý để kịp thời tiến hành điều trị, tránh lây nhiễm cho người khác.

Bệnh sùi mào gà thường xuất hiện tại một số vị trí như cơ quan sinh dục của nam giới và nữ giới, hậu môn, mắt, miệng… Nếu điều trị sớm sẽ có khả năng khỏi bệnh nhanh, nhưng khi đã để bệnh có thời gian phát triển, lây lan rộng sẽ dẫn đến những nguy hiểm khó lường.

Dấu hiệu triệu chứng của bệnh sùi mào gà là những u nhú màu hồng nhạt, mọc thành từng mảng

Dấu hiệu và triệu chứng của sùi mào gà

Thông thường, trong khoảng thời gian ủ bệnh, sùi mào gà không có biểu hiện ra bên ngoài. Chỉ đến khi bước vào giai đoạn phát bệnh, sùi mào gà mới cho thấy những dấu hiệu điển hình không hoàn toàn giống nhau ở nam giới và nữ giới.

Nam giới

  • Tại thân dương vật, bao quy đầu, quy đầu xuất hiện các mụn có chân nhô cao như những nhú gai, mọc đơn lẻ, màu hồng nhạt.
  • Các nốt sùi này có bề mặt ẩm ướt, dễ bị tổn thương, chảy máu, ở một số nốt sùi ấn vào sẽ có mủ chảy ra mùi hôi tanh rất khó chịu
  • Những mụn này không gây ngứa ngáy, đau hay khó chịu cho nam giới và nhanh chóng phát triển, liên kết với nhau thành các mảng to có đường kính khoảng vài cm, hình dạng như mào con gà hay bông súp lơ.
  • Sùi mào gà lây lan rất nhanh chóng, chỉ sau một đêm có thể từ cơ quan sinh dục lan sang các bộ phận khác như vùng dưới bìu, các nếp gấp bẹn, xung quanh lỗ hậu môn, bên trong lỗ hậu môn…

Dấu hiệu biểu hiện bệnh sùi mào gà ở nữ giới

Nữ giới

  • Dấu hiệu triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nữ giới khó phát hiện hơn nam giới do cấu tạo bộ phận sinh dục khá phức tạp, cho nên những trường hợp phát hiện ra mình mắc bệnh thì tình hình đã trở nên nghiêm trọng, khó điều trị.
  • Sau thời gian ủ bệnh tại âm đạo, môi lớn, môi bé, khu vực âm hộ, quanh lỗ hậu môn, tầng sinh môn, miệng… xuất hiện các u nhú màu hồng tươi hoặc trắng đục, mọc tập trung thành mảng lớn không gây đau hay ngứa, nhưng dễ chảy máu.
  • Có cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục do các nốt sùi mào gà bị vỡ ra do ma sát gây tổn thương, nhiễm trùng âm đạo.

Ngoài những biểu hiện riêng ở hai giới như trên, sùi mào gà còn có những dấu hiệu triệu chứng chung như người bệnh mệt mỏi toàn thân, chán ăn, sút cân, giảm ham muốn tình dục.

Bệnh sùi mào gà ở miệng, lưỡi, họng...

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà

Đường tình dục: Vì là bệnh xã hội nên con đường lây nhiễm chủ yếu của sùi mào gà là quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn, quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ với gái mại dâm, quan hệ bằng miệng, hậu môn…

Từ mẹ sang con: Nếu phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà thì thai nhi hoàn toàn có thể bị nhiễm  bệnh thông qua đường sinh thường, hoặc virus xâm nhập vào tử cung thông qua những viêm nhiễm.

Tiếp xúc vết thương hở: Nếu người lành tiếp xúc với những vết sùi mào gà bị trầy xước, chảy dịch thì khả năng nhiễm sùi mào gà là rất cao, lên đến 95%. Vì trong những dịch tiết, mủ này có chứa rất nhiều virus HPV. Lúc này bạn nên đến ngay các các cơ sở y tế để được các bác sĩ hướng dẫn xử lý đúng cách, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Vật dụng cá nhân: Việc sử dụng chung những dụng cụ vệ sinh cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, quần áo cũng có thể dẫn đến lây nhiễm sùi mào gà. Hoặc những đối tượng bị HIV/AIDS sử dụng chung bơm kim tiêm…

Liên hệ Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn để được tư vấn bài thuốc Đông y chữa sùi mào gà tận gốc

Trên đây là những thông tin về bệnh sùi mào gà là gì, dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân của bệnh. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác về bệnh, đồng thời có thể sớm phát hiện ra bệnh thông qua những dấu hiệu đặc trưng và nhanh chóng có biện pháp chữa trị.

Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu

Hình ảnh bệnh sùi mào gà gia đoạn đầu ở họng

Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu ở tay và các u nhú sùi mào gà

Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu ở dương vật nam giới

Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu ở nữ giới

Các loại thuốc trị sùi mào gà hiện nay

Bài thuốc Đông Y

  • Bài thuốc uống trong số 1: Lấy 15g các loại Tỳ giải, thương truật, rau sam, tử thảo, hoàng bá, 30g thổ phục linh, 20g đại thanh diệp, ý dĩ, 12g đan bì, 10g thông thảo 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang sẽ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
  • Bài thuốc uống trong số 2: Lấy 30g thổ phục linh, dã cúc hoa, 10g các loại kim ngân hoa, cam thảo, xạ can, liên kiều, bản lam căn, hoàng cầm, chi tử, hoàng bá, thương truật, sơn đậu căn, 5g sơn từ cô sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc bôi ngoài số 1: Lấy 30g Bản lam căn, dã cúc hoa, 20g địa phu tử, mộc tặc, khô phàn, 15g nga truật sắc mỗi ngày 1 thang dùng để ngâm rửa vùng bị tổn thương.
  • Bài thuốc bôi ngoài số 2: Lấy khổ sâm, hoàng bá, ý dĩ, hoàng kỳ đem sấy khô, tán bột rồi rắc lên vùng tổn thương, bó kín lại bằng băng gạc sẽ có tác dụng làm các nốt sùi tự rụng.
  • Bài thuốc bôi ngoài số 3: Lấy 45g Mã xỉ hiện, 30g khổ sâm, bản lam căn, sơn đậu căn, 10g cam thảo sống, tế tân, bạch chỉ, đào nhân, lộ phong phòng, 15g mộc tặc thảo, 20g hoàng bá, sắc đặc lấy nước thấm vào gạc rồi đắp lên tổn thương mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 15 phút.

Bài thuốc dân gian

Cách chữa bệnh sùi mào gà bằng tỏi: Trong tỏi có chứa nhiều Allicin – một dạng kháng sinh có thể tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn trong đó có virus HPV. Chất Allicin còn có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, hạn chế tình trạng viêm loét. Vì thế tỏi được xếp vào một trong các loại thuốc chữa được bệnh sùi mào gà hiện nay.

Cách chữa bệnh sùi mào gà bằng khoai tây và vỏ chuối: Một số trang mạng lại cho rằng dùng khoai tây cắt lát mỏng hoặc vỏ chuối chà xát lên các nốt sùi sẽ giúp loại bỏ được chúng.

Cách chữa bệnh sùi mào gà bằng giấm táo: Nhiều người cho rằng trong giấm táo có chứa nhiều loại axit nên khi bôi lên nốt sùi mào gà  sẽ giúp bào mòn và làm rụng những nốt sùi. Bạn lấy bông gòn thấm giấm táo bôi lên vùng bị sùi mào gà, để qua đêm sẽ làm các nốt sùi tự rụng. Nếu thấy có triệu chứng khó chịu thì nên dừng lại ngay.

Thuốc bôi, chấm

Thuốc Axid trichloaxetic 80-90%: Chấm mỗi lần một ít thuốc lên những nốt sùi mào gà cho đến khi chúng trắng ra. Nhưng bệnh nhân không được chấm vào lỗ niệu đạo, cổ tử cung hoặc bên trong hậu môn.

Chữa sùi mào gà bằng thuốc bôi

Thuốc podophyllotoxine 20-25%: Cũng dùng chấm vào các nốt sùi cho đến khi chúng trở thành màu nâu. Thuốc này thường chỉ dùng cho những tổn thương nhỏ ở âm hộ và phải rửa sạch thuốc sau 1-3 giờ nếu không sẽ gây loét da.

Có nên tự chữa sùi mào gà hay không?

Tự chữa và điều trị sùi mào gà bằng những mẹo và phương pháp dân gian kể trên rất dễ thực hiện, không tốn kém, kín đáo, không cảm thấy e ngại xấu hổ vì không ai biết mình bị mắc sùi mào gà.

Tuy nhiên những phương pháp này vẫn chưa được nghiên cứu và xác minh mang lại hiệu quả như mong muốn. Hầu hết chỉ là những kinh nghiệm truyền miệng, có thể hiệu quả với người này nhưng lại không hiệu quả với người khác. Hơn nữa chỉ có thể giảm thiểu phần nào bệnh, sau đó sẽ bị tái phát lại chứ không loại bỏ tiêu diệt được hoàn toàn virus HPV gây ra bệnh sùi mào gà đang khu trú ở trong cơ thể người bệnh.

Đặc biệt, khi áp dụng các phương pháp bôi hay chà xát thuốc lên vùng da bị bệnh sùi mào gà còn rất dễ gây viêm nhiễm, lở loét khiến bệnh nặng hơn, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, tính thẩm mỹ, thậm chí gây tê liệt dây thần kinh… gây ra những biến chứng nặng nề. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe và việc chữa trị sau này cũng vì thế mà trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Các bác sĩ cũng khuyên rằng, nếu bệnh nhân muốn quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng và thuận lợi thì khi phát hiện ra mình có những triệu chứng của sùi mào gà hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và chẩn đoán chính xác, tìm ra hướng chữa trị đúng cách. Tuyệt đối không được tự chữa và điều trị sùi mào gà. Nếu muốn chữa bệnh bằng phương pháp dân gian thì người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Một số phương pháp chữa trị sùi mào gà ở nam và nữ hiện nay

  • Chữa trị bằng thuốc Tây hoặc thuốc Đông y: Áp dụng với trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn đầu, mức độ nhẹ. Phương pháp này khá an toàn, hiệu quả cao, ít tái phát.
  • Đốt điện, đốt lazer: Phương pháp này mất rất nhiều thời gian, tính hiệu quả không cao, dễ tái phát, có thể gây tổn thương vùng kín nữ giới.
  • Chấm dung dịch Axid trichloaxetic 80-90%: Phương pháp này chỉ áp dụng cho những nơi da dày, hạn chế chấm lên cổ tử cung, lỗ niệu đạo, bên trong vùng kín hoặc phía trong hậu môn.
  • Bôi dung dịch podophyllin 20-25%: Cách chữa sùi mào gà này thường chỉ dùng cho những tổn thương nhỏ. Mỗi ngày thực hiện 1 lần và phải rửa sạch sau 4 giờ để tránh gây loét da. Lưu ý là không được sử dụng trong khi mang thai, vì có thể gây hại cho thai nhi.

Sùi mào gà chữa được khỏi hẳn không?

Virus HPV gây bệnh sùi mào gà là chủng virus nguy hiểm, phát triển nhanh, khi đi vào cơ thể rất khó khống chế. Do đó để điều trị sùi mào gà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Đầu tiên đó chính là tình trạng bệnh mà người bệnh mắc phải: Với những người bệnh nhẹ, phát hiện bệnh sớm, mức độ bệnh nhẹ, bệnh chưa lan rộng cũng như ảnh hưởng của bệnh chưa lớn thì khả năng chữa khỏi bệnh cao hơn khi bệnh đã nặng.

Thứ hai là phương pháp chữa bệnh: Sùi mào gà hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau như: Đông y, thuốc Tây y, đốt điện, đốt lazer,…Để chữa khỏi sùi mào gà thì không thể tìm đến phương pháp thông thường. Nếu chỉ điều trị đơn giản, qua loa bên ngoài thì không thể khỏi bệnh.

Sức đề kháng của từng bệnh nhân: Người bệnh có sức khỏe tốt, khả năng đề kháng cao thì cơ hội khỏi bệnh cao hơn những người có thể trạng yếu, chế độ chăm sóc kém.

Yếu tố cuối là giữ gìn và phòng tránh bệnh sau khi điều trị: Đây cũng là một trong những yếu quyết định đến kết quả chữa bệnh cũng như hạn chế vấn đề bệnh tái phát về sau.

Vì vậy, bệnh sùi mào gà có chữa khỏi hẳn được không người bệnh cần phải trực tiếp đến cơ sở y tế chuyên khoa để gặp bác sĩ thăm khám, điều trị. Vì không phải phương pháp và cơ sở nào cũng chữa khỏi và chữa dứt điểm bệnh sùi mào gà.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Sùi_mào_gà – Sùi mào gà – Wikipedia
  2. https://www.healthline.com/health/std/genital-warts – Genital Warts: Symptoms, Causes, Diagnosis, Treatment & More
  3. https://www.nhs.uk/conditions/genital-warts/ – Genital warts
5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44