Kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh đau bụng kinh tại YHCT Sài Gòn

Kinh nghiệm chữa bệnh đau bụng kinh

Đau bụng kinh là tình trạng mà hầu hết các chị em đều phải trải qua ít nhất một lần trong đời. Triệu chứng này thường bắt đầu vài ngày trước kỳ kinh nguyệt và có thể kéo dài tới ngày thứ 2, thậm chí đến hết của kỳ kinh.

Đau bụng kinh thực chất không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Có những người chỉ bị đau bụng kinh nhẹ, nhưng có nhiều trường hợp cơn đau dữ dội, dẫn tới sự ức chế thần kinh, làm chị em khó thở, thậm chí nhất xỉu. Đặc biệt trong vài trường hợp, đau bụng kinh còn là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em.

Kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh đau bụng kinh hiệu quả

Dưới đây là một số kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh đau bụng kinh từ thảo mộc mà chị em có thể tham khảo:

Sử dụng lá ngải cứu: Ngải cứu có công dụng điều huyết, thông kinh, tăng tuần hoàn máu… nhờ đó làm giảm những cơn đau do co thắt tử cung gây nên. Đối với các chị em gặp phải tình trạng hành kinh không đều, đau bụng kinh, da vàng bủng, có thể lấy lá Ngải Cứu, cây Mã Đề, Trữ Ma Căn, đem sao vàng hạ thổ, mỗi khi sắc thuốc cho thêm 3 lát gừng, uống mỗi ngày 1 lần.

Sử dụng Nghệ tươi: Nghệ tươi có tính nóng, giúp lưu thông khí huyết, bổ máu làm tăng nhiệt độ cơ thể giúp các tĩnh mạch lưu thông dễ dàng, điều hòa kinh nguyệt và giảm nhẹ cơn đau bụng kinh.

Sử dụng cây Ích Mẫu: Lấy thân, lá, cành, rễ của cây Ích Mẫu rửa sạch, phơi khô, cắt thành khúc nhỏ rồi đem sắc lấy nước uống hàng ngày. Thuốc cây Ích Mẫu có tác dụng điều hòa giúp kinh nguyệt, giải tỏa chứng ứ trệ và bế tắc kinh, nhờ đó giảm nhẹ cơn đau bụng kinh.

Dùng gừng, nghệ tươi, ngải cứu, bạc hà chữa đau bụng kinh

Sử dụng Đỗ Đen, Hồng Hoa: Bạn chuẩn bị 30g Đỗ Đen, 6g Hồng Hoa, thêm một ít Đường đỏ. Sau đó đem Đỗ Đen rửa sạch, rang chín rồi cho vào nồi ninh nhừ cùng Hồng Hoa, lọc lấy nước, pha thêm cho đường đỏ cho dễ uống. Uống thuốc mỗi ngày 2 lần, uống trước kỳ kinh nguyệt 3 ngày.

Sử dụng Xuyên Quy, Xuyên Khung: Những chị em bị kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh thì có thể sử dụng Xuyên Khung, Hy Thiêm, Xuyên Quy, Bạch Thược. Tất cả đem tẩm rượu rồi sao vàng, tán thành bột mịn, sau đó trộn với mật nặn thành từng viên nhỏ để uống. Dùng 2 lần vào buổi sáng và chiều sau bữa ăn.

Sử dụng Sa Nhân, Ích Mẫu: Bạn lấy Ngưu Tất, Hương Phụ, Ích Mẫu, Sa Nhân, Thanh Bì, Ô Dược. Đem sắc cùng 500ml nước đến khi còn 200ml thì chắt nước ra chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống trước kì kinh nguyệt khoảng 3 ngày.

Sử dụng Hoài Sơn, Ngưu Tất: Kê Huyết Đằng, Đẳng Sâm, Hoài Sơn, Ngưu Tất, Kỳ Tử, Ý Dĩ, Hà Thủ Ô, Long Nhãn, Bạch Biển Đậu, Bạch Truật. Đem tất cả sắc với 700ml nước đến khi còn 200ml thì chắt ra chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống trước ngày hành kinh khoảng 3 ngày để giảm đau.

Xoa bóp bấm huyệt chữa đau bụng kinh hiệu quả

Kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh đau bụng kinh tại YHCT Sài Gòn bằng phương pháp chườm

Chườm bụng là một trong những biện pháp đơn giản hỗ trợ làm giảm nhẹ các cơn đau bụng kinh rất hiệu quả. Khi có dấu hiệu bị đau bụng kinh, chị em có thể lấy túi nhiệt chườm vào vùng bụng để làm tăng nhiệt độ ở vùng bụng dưới, giúp máu lưu thông dễ hơn, giảm bớt cơn đau.

Cách chườm như sau:

Cách 1: Bạn nằm ngửa, duỗi thẳng người, hai chân thả lỏng. Lấy túi nhiệt chườm đều khắp bụng, chườm vùng bụng dưới lâu hơn hoặc nơi đau nhiều.

Cách 2: Bạn có thể lấy một nắm ngải cứu, thái thành từng khúc ngắn rồi đem rang cùng một ít cám gạo. Sau đó, bọc vào túi vải để chườm đều lên khắp vùng bụng dưới, hai lòng bàn tay, bàn chân cho tới khi cảm thấy cơn đau giảm hẳn. Tư thế chườm tương tự cách 1.

Chườm nóng để chữa đau bụng kinh

Một cách làm giảm cơn đau bụng kinh khác nữa là chị em nằm sấp, duỗi thẳng hai chân, lấy một chiếc gối mỏng kê ở bụng dưới để tăng cường máu lưu thông, tăng nhiệt cho vùng bụng dưới, từ đó giảm nhẹ các cơn đau bụng kinh nhanh chóng.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44