Kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh đau nửa đầu trong dân gian hiệu quả

Kinh nghiệm chữa bệnh đau nửa đầu trong dân gian

Dưới đây là những kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh đau nửa đầu trong dân gian hiệu quả được trích dẫn từ cuốn sách “Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây xuất bản năm 1999.

Bài 1: Thành phần: Vải khô, câu đằng, đường phèn. Đem sắc kỹ  lấy nước uống ngày 2 lần sau bữa ăn.

Công hiệu: Chữa các chứng đau nửa đầu, nhức đầu, chóng mặt.

Bài 2: Thành phần: Câu kỷ tử, 1 bộ não dê. Đem não dê và Câu kỳ tử hầm cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị để ăn trong ngày.

Công hiệu: Chữa đau nửa đầu do huyết hư.

IFrame

Có nhiều kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh đau nửa đầu trong dân gian

Bài 3: Thành phần: Hoa hướng dương khô đem sắc kỹ, lấy nước uống ngày 2 lần sau bữa ăn.

Công hiệu: Chữa nhức đầu, đau nửa đầu do phong nhiệt, phong thấp.

Bài 4: Thành phần: Cùi hạnh đào, hành củ, chè khô. Bạn giã nát những thứ trên rồi đổ thêm 1 cốc nước, sắc trong 9 phút. Lọc lấy nước uống khi còn nóng. Uống xong đắp chăn cho ra mồ hôi.

Công hiệu: Chữa đau nửa đầu do phong hàn.

Bài 5: Thành phần: Hạnh nhân, lá sen, lá đại thanh. Đem tất cả sắc kỹ, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Công hiệu: Chữa đau nửa đầu.

Bài 6: Thành phần: Đu đủ, kê huyết đằng, thổ nguyên. Đem sắc kỹ lấy nước chia ngày uống 2 lần.

Công hiệu: Chữa đau nửa đầu.

Kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh đau nửa đầu bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả

Chữa bệnh đau nửa đầu bằng thuốc Đông y

Trong Đông y, hội chứng đau nửa đầu thuộc chứng huyễn vựng, có triệu chứng chủ yếu là đau nửa đâu bên trái hoặc phải, kết hợp với các chứng chóng mặt, ù tai, nôn mửa. Đau nửa đầu được phân ra thành các thể Can Phong; Huyết Hư; Hàn Thấp nên việc điều trị cũng dựa trên những thể này. Sau đây là kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh đau nửa đầu trong dân gian hiệu quả bằng thuốc Đông y tùy theo từng thể bệnh.

Đau nửa đầu Thể can phong

Thường gặp ở những người bị xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, rối loạn giao cảm… Với các biểu hiện ù tai, miệng khô, đắng, hoa mắt, dễ cáu gắt, đầu lưỡi đỏ, chóng mặt, nôn mửa, phiền táo, mạch huyền, tế, đới sác.

  • Bài 1: Thục Địa, Quy Bản, Miết Giáp, Câu Kỷ Tử, Long Cốt, Mẫu Lệ, Câu Đằng, Táo Nhân. Sắc uống ngày 2 lần.
  • Bài 2: Bạch Thược, Đương Quy, Phục Linh, Thục Địa, Sơn Thù, Hoài Sơn, Trạch Tả, Mẫu Lệ, Câu Kỷ Tử, Đơn Bì, Cúc Hoa, Long Cốt. Sắc uống ngày 2 lần.
  • Bài 3: Thiên Ma, Dạ Giao Đằng, Hoàng Cầm, Chi Tử, Câu Đằng, Phục Linh, Tang Ký Sinh, Thạch Quyết Minh. Sắc uống ngày 2 lần.
  • Bài 4: Dùng khi huyết áp tăng dẫn đến gây chóng mặt, táo bón, rêu lưỡi vàng, ngủ ít, tiểu tiện đỏ, mạch huyền sác. Thành phần gồm Long Đởm Thảo, Mộc Thông, Xa Tiền, Trạch Tả, Cam Thảo, Hoàng Cầm, Sơn Chi, Sài Hồ, Sinh Địa, Đương Quy, Địa Long, Mẫu Lệ Sống. Sắc uống ngày 2 lần.

Chữa bệnh đau nửa đầu thể huyết hư

Thường gặp ở những người bị thiếu máu, xơ cứng động mạch. Triệu chứng dễ nhận biết gồm sắc mặt xanh hoặc vàng, hồi hộp, hay quên, ăn kém, ngủ ít, mệt mỏi, chất lưỡi nhạt ít rêu, chóng mặt, hoa mắt, kinh nguyệt không đều, sắc kinh nhạt, lượng kinh ít…

  • Bài 1: Thục Địa, Tang Ký Sinh, Ngưu Tất, Long Nhãn, Cỏ Nhọ Nồi, Xuyên Khung, Kỷ Tử, Hà Thủ Ô, Hoài Sơn. Sắc uống ngày 3 lần.
  • Bài 2: Thục Địa, Đương Quy, Tang Ký Sinh, Kỷ Tử, Long Nhãn, Bạch Thược, Xuyên Khung, Hà Thủ Ô, A Giao, Ngưu Tất. Sắc uống ngày 2 lần.
  • Bài 3: Đương Quy, Đẳng Sâm, Bạch Thược, Xuyên Khung, Địa Long, Bạch Truật, Phục Linh, Cam Thảo, Thục Địa, Mẫu Lệ Sống, Thạch Quyết Minh, Tang Ký Sinh. Sắc uống ngày 2 lần.
  • Bài 4: Ngũ Vị Tử, Hoài Sơn, Long Nhãn, Toan Táo Nhân, Đương Quy. Sắc uống ngày 2 lần.

Chữa bệnh đau nửa đầu thể hàn thấp

Biểu hiện thường gặp là người béo trệ, buồn nôn, ngủ hay mê, ăn kém, chóng mặt, hoa mắt, lợm giọng, miệng nhạt, sáng hay khạc ra đờm, lưỡi bệu, rêu dính…

Bài thuốc: Bán Hạ Chế, Phục Linh, Trần Bì, Cam Thảo. Sắc uống ngày 2 lần. Có thể thêm Trúc Nhự, Chỉ Thực, Bạch Thược, Địa Long, Thạch Xương Bồ nếu miệng đắng, lưỡi khô, tiểu vàng, đại tiện táo.

Kết hợp day bấm các huyệt: Nội Quan, Lao Cung, Thiên Lịch, Phong Trì, Định Huyễn.

Với những kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh đau nửa đầu trong dân gian hiệu quả đã nêu trên, hy vọng sẽ giúp các bạn nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh đau nửa đầu gây nhiều phiền toái này.

Cách chữa đau nửa đầu hiệu quả tại nhà

Bệnh đau nửa đầu thường gây cảm giác dao động mạnh trong óc. Bệnh thường khiến người bệnh buồn nôn, có khi môn hoặc khá nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Nguyên nhân gây bệnh đau nửa đầu là do thành mạch máu và các tế bào thần kinh xung quanh não bị sưng tấy.

Bệnh đau nữa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng nhưng thường gặp ở nữ tuổi dưới 45 tuổi, hiếm gặp hơn ở người cao tuổi và trẻ em. Khi bị đau nữa đầu người bệnh có thể áp dụng những cách chữa bệnh đau nửa đầu tại nhà hiệu quả như sau:

Ăn gừng, uống trà gừng, uống nước chanh: Gừng có đặc tính chống viêm, có thể hỗ trợ làm giảm các cơn đau nhức đầu hiệu quả, ngoài ra gừng còn giúp làm giảm cảm giác buồn nôn.

Các bạn chỉ cần nhai vài miếng gừng hoặc giã nát gừng rồi ngâm vào nước nóng, đem xoa lên trán cho đến khi cơn đau giảm hẳn. Một cách khác người bệnh đau nửa đầu có thể dùng 3 đến 4 tách trà gừng mỗi ngày sẽ giúp bạn bớt đau đầu. Bởi trà gừng có thể làm giãn các mạch máu, chống sưng não và làm giảm cơn đau liên quan tới đầu.

Tương tự như gừng, uống nước chanh là một trong những phương pháp trị đau đầu nói chung và bệnh đau nửa đầu tại nhà hiệu quả. Các bạn chỉ cần một ít nước cốt chanh với nước ấm để uống sẽ làm giảm cường độ của các cơn đau đầu.

Kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh đau nửa đầu trong dân gian hiệu quả 1

Chườm đá: Khi bạn bi đau nửa đầu bên trái do căng thẳng, lo lắng chườm đá là cách đơn giản giúp làm giản triệu chứng. Các bạn chỉ cần lấy đá lạnh, bọc trong cái khăn mỏng đặt lên trán giữ trong vòng 10 phút, sẽ giúp thu nhỏ mạch máu và cải thiện lượng máu lưu thông đến đây, giúp giảm đau nhanh chóng.

Nghỉ ngơi: Tìm nơi yên tĩnh, không có ánh sáng nằm nghỉ 30 phút, tập trung thở sâu, loại bỏ mọi suy nghĩ, điều này sẽ giúp bạn thư giãn đầu óc giảm nhanh triệu đau nửa đầu.

Massage mặt, cổ, vai và da đầu: Đau nửa đầu do stress kéo dài hay do thiếu máu não, thoái hóa đốt sống cổ thì massage mặt, cổ và vùng đầu có thể giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm sự co giãn mạnh của mạch máu não, và làm vùng này thả lỏng, thư giãn giúp giảm đau nhức.

Chữa đau nửa đầu với túi nước nóng hoặc tắm nước ấm: Đây là cách đơn giản để chữa đau nửa đầu tại nhà. Các bạn chỉ cần đặt một túi nước nóng trên gáy hoặc dùng vòi hoa sen phun nước nóng vào phía sau gáy của bạn lúc tắm hoặc dội nước ấm trực tiếp vào cổ và sau gáy. Khi nhiệt tác động kên gáy sẽ giúp các cơ bắp thư giản và làm giảm các cơn đau đầu nhanh chóng.

Kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh đau nửa đầu trong dân gian hiệu quả 2

Bổ sung vitamin B2: Với người bệnh đau nửa đầu các bạn nên bổ sung nhiều vitamin B2 từ thực phẩm như: gà, trứng, các loại rau họ đậu, các sản phẩm từ sữa, quả hạch, rau xanh có nhiều lá và bột ngũ cốc,…sẽ tốt cho tình trạng bệnh của bạn.

Dầu cá: Trong dầu cá chứa nhiều các a-xít béo omega-3, một trong những tác nhân kháng viêm hiệu quả và có khả năng hạn chế các mạch máu xung quanh thái dương. Vì vậy, nên bổ sung cho cơ thể một lượng đầy đủ.

Chữa bệnh đau đầu/đau nửa đầu tại Y học cổ truyền Sài Gòn

Một số bệnh nhân có thể sẽ nhận thấy các cơn đau đầu thường bùng phát khi mệt mỏi hoặc ăn một số thức ăn nào đó hoặc làm cơn đau trở nên nặng hơn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ngày càng trở nên nguy hiểm, thậm chí xuất hiện những biến chứng khác như đột khụy, suy giảm trí nhớ, mất trí…

Theo các bác sĩ, việc tìm ra nguyên nhân gây nên chứng đau đầu không phải là điều dễ dàng vì có nhiều yếu tố nguy cơ gây bùng phát bệnh như: tâm lý, thời tiết, lối sống, công việc, chế độ dinh dưỡng… Vì vậy bạn cần phải xác định rõ những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh đau đầu của mình để tìm ra cách chữa hiệu quả nhất.

Sau đây, các bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn sẽ đưa ra một vài kinh nghiệm chữa bệnh đau đầu hiệu quả tại YHCT Sài Gòn thật sự hữu hiệu đã được nhiều người áp dụng và cho kết quả bất ngờ.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Chữa đau đầu bằng cải cúc

Bạn lấy khoảng 30g cải cúc đem nấu lấy nước uống mỗi ngày. Đồng thời bạn dùng lá cải cúc đã hơ nóng chườm lên đỉnh đầu và hai bên thái dương khi đau đầu hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Chữa bệnh đau đầu bằng châm cứu

Châm cứu là liệu pháp đã được sử dụng từ rất lâu đời trong y học cổ truyền để chữa bệnh đau đầu. Trong cách điều trị này, bác sĩ sẽ dùng kim để châm vào các huyệt đã xác định trên cơ thể hoặc vùng đầu của người bệnh. Cách này giúp giảm triệu chứng đau khi đang trong cơn đau nhức hoặc hạn chế tần suất tái phát của cơn đau.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Chữa bệnh đau đầu bằng liệu pháp Massage (xoa bóp)

Liệu pháp massage là cách chữa đau đầu có thể giúp bạn giảm tần suất xuất hiện của các cơn đau. Nhiều nhà nghiên cứu đã xác nhận tính hiệu quả của các liệu pháp xoa bóp trong ngăn ngừa bệnh đau đầu tái phát. Với liệu pháp này, bạn có thể tự thực hiện tại nhà với các thao tác đơn giản hoặc nhờ đến sự trợ giúp của các kĩ thuật viên.

Chữa đau đầu các loại thảo mộc, thảo dược

Hiện nay, Phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn đang tiến hành điều trị bệnh đau đầu bằng các loại thảo dược, thảo mộc tự nhiên dưới dạng các bài thuốc uống trong. Thuốc có tác dụng ngăn chặn các cơn đau, khắc phục nguyên nhân gây bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tuy nhiên, sử dụng loại thảo dược nào, liều lượng ra sao sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám cụ thể.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Chữa đau đầu không dùng thuốc

  • Người bệnh nên nghỉ ngơi trong không gian thoáng mát, yên tĩnh và ít ánh sáng.
  • Hạn chế nghe nhạc hay xem ti vi nhiều vì sẽ khiến bạn thêm đau đầu.
  • Massage hai bên thái dương và vùng trán giúp tăng cường lượng máu lưu thông lên não để tạo cảm giác dễ chịu và đẩy lùi cơn đau đầu.
  • Uống đủ nước, uống thường xuyên trong ngày và tuyệt đối không uống rượu bia, café hay hút thuốc lá vì đây là những chất kích thích cơn đau đầu nặng thêm.
  • Một số bài thuốc dân gian như xông hơi bằng tinh dầu húng quế, oải hương, bạc hà, cúc la mã cũng có nhiều tác dụng xoa dịu cơn đau đầu, giảm stress và tạo cảm giác thư thái.
  • Xem lại tư thế ngồi: Tư thế sai gây căng cơ vùng cổ và vai là lý do dẫn đến đau đầu. Lúc này bệnh nhân cần tập một vài động tác thể dục đơn giản, kết hợp xoay cổ và vai để giảm cơn đau. Kiểm tra ghế và bàn làm việc đã phù hợp chưa để điều chỉnh lại.

Những lưu ý khi bị đau nửa đầu

  • Đau nửa đầu không chỉ hành hạ người bệnh bởi những cơn đau, mà lâu ngày, chứng bệnh này còn dẫn đến những hậu quả nguy hại khác cho sức khoẻ, như: trầm cảm, nguy cơ đột quỵ, ảnh hưởng đến thị giác, rối loạn kinh nguyệt, kiệt sức,…
  • Vì vậy, khi bị đau nửa đầu, người bệnh cần thăm khám, điều trị sớm không nên chủ quan kéo dài. Khi điều trị bệnh đau nửa đầu cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa mà không được tùy tiện dùng thuốc.
  • Một số người bệnh khi bị đau nửa đầu thường mua các loại thuốc giảm đau để sử dụng, điều này vô cùng nguy hiểm, lâu ngày có thể khiến người bệnh phụ thuộc thuốc, kháng thuốc và gây ra những tác dụng phụ không đáng có.
  • Hiện nay, ngoài những cách chữa bệnh đau nửa đầu tại nhà hiệu quả người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc đông y để điều trị bệnh.

Thuốc Đông y với thành phần thảo dược tự nhiên, an toàn, không gây tác dụng phụ, chi phí lại khá thấp. Ngoài điều trị bệnh, còn nâng cao sức khỏe cải thiện giấc ngủ, giúp người bệnh ăn ngon, ngủ yên tình trạng đau nửa đầu cũng sẽ hết.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44