Bài thuốc Nam chữa hôi miệng triệt để

Để thoát khỏi tình trạng hôi miệng, tự tin trong giao tiếp người bệnh có thể áp dụng một trong những bài thuốc nam chữa hôi miệng bằng thảo dược trong dân gian sau:

Chữa hôi miệng bằng lá bạc hà

Bạc hà có mùi hương thơm mát tự nhiên và có tính kháng khuẩn, là một trong những cây thuốc được ông cha sử dụng và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Bạc hà có thể điều trị bệnh hôi miệng hiệu quả, bạn chỉ cần 1 nắm lá bạc hà đem giã nhuyễn, sau đó hòa cùng với một ít nước ấm theo tỉ lệ 1: 3 dùng nước này súc miệng khoảng 3 lần/ngày, tình trạng hôi miệng của bạn sẽ nhanh khỏi.

Bài thuốc nam chữa hôi miệng bằng thảo dược trong dân gian

Chữa hôi miệng bằng dưa leo

Dưa leo là một trong những nguyên liệu làm đẹp da được nhiều chị em ưa thích. Dưa leo còn có tính thanh mát, khá tốt cho hệ tiêu hóa. Các bạn có thể dùng dưa leo để xua tan mùi hôi miệng đồng thời thanh nhiệt cơ thể, lọc thận và đẹp da bằng cách: đem dưa leo thái mỏng, cho vào lượng nước vừa đủ đun sôi, để nguội và uống mỗi ngày.

Chữa hôi miệng bằng chanh

Chanh có tính axit khá cao, kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn rất tốt. Bạn chỉ cần lấy nước cốt chanh để xúc miệng mỗi sáng hoặc xắt chanh thành lát mỏng, ngậm mỗi ngày cũng diệt khuẩn trong miệng hiệu quả. Mùi thanh mát của chanh sẽ lưu lại suốt ngày dài giúp bạn thoải sức giao tiếp với mọi người mà không ngại mùi hôi.

Bài thuốc nam chữa hôi miệng bằng thảo dược trong dân gian

Chữa hôi miệng từ rau mùi tây

Trong rau mùi tây chứa nhiều chất diệp lục có khả năng hạn chế các tác nhân gây mùi ở khoang miệng. Để chữa hôi miệng, bạn dùng lá mùi tây nhúng trong giấm và nhai trong khoảng 2 phút. Hoặc có thể lấy nước ép của lá mùi tây để ngậm, súc miệng khá hiệu quả.

Chữa hôi miệng bằng tinh dầu cây tràm

Theo nhiều nghiên cứu chứng minh, tinh dầu cây tràm có tính sát khuẩn cao giúp loại bỏ những vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng, chữa hôi miệng hiệu quả cao. Ngoài ra hương thơm dịu nhẹ của tinh dầu tràm sẽ giúp hơi thở của bạn trở nên thơm mát.

Bạn chỉ cần nhỏ một đến 2 giọt tinh dầu tràm vảo bàn chải đánh răng, để vệ sinh răng miệng hằng ngày hoặc kết hợp tinh dầu tràm với nước cốt bạc hà, chứng hôi miệng của bạn sẽ hết nhanh chóng.

Bài thuốc nam chữa hôi miệng bằng thảo dược trong dân gian

Đinh hương có tính khử trùng khá tốt, tốt cho sức khỏe răng miệng được bác sĩ nha khoa khuyên dùng. Bạn đem ngâm những mảnh đinh hương xe nhỏ cho mềm, sau đó, cho vào miệng ngậm, nhai khoảng 1 đến 1.5 phút, nhiều lần trong ngày và khoảng vài tháng, sẽ thấy kết quả đáng kinh ngạc.

Ngoài những bài thuốc nam chữa hôi miệng bằng thảo dược trong dân gian trên bạn còn có thể dùng các cây thuốc khác như lá húng, ngò gai hay mật ong đều được, đây là những cây thuốc có tính năng kháng khuẩn giúp bảo vệ khoang miệng bạn tránh khỏi những vi khuẩn gây mùi.

Người bệnh lưu ý, hôi miệng do bệnh lý răng miệng, nhiễm khuẩn đường hô hấp cần phải thăm khám, điều trị đúng cách, điều trị sớm mới mong hết bệnh, đồng thời phòng ngừa các bệnh răng miệng khác.

Bài thuốc sắc chữa hôi miệng trong dân gian

  • Mộc Hương, Đinh Hương, Hoắc Hương, Bạch Chỉ, Hương Nhu, Cát Căn, Thạch Tiêu Thảo. Tất cả đem sấy khô, tán vụn rồi sắc với 1 lít nước trong 10 phút. Lấy nước ngậm mỗi ngày một lần, ngậm càng lâu càng tốt, sau đó nhổ đi không được nuốt.
  • Nhi Trà, Thạch Vi, Binh Lang. Tán vụn thuốc rồi sắc lấy nước để súc miệng. Dùng mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Hoắc Hương, Thương Truật, Băng Phiến. Bạn lấy Hoắc Hương và Thương Truật sắc lấy nước, sau đó hòa với Băng Phiến rồi dùng để súc miệng mỗi ngày 3 – 4 lần, không được nuốt.
  • Đinh Hương, Lá Trà. Đem tất cả rửa sạch hai thứ rửa sạch rồi cho vào miệng nhai kỹ trong 5 phút rồi nhả ra. Thực hiện liên tục 5 ngày sẽ giảm bớt mùi hôi miệng.
  • Hắc Phàn, Tỳ Bà Diệp, Kha Tử. Đem tán vụn rồi sắc lấy nước để súc miệng mỗi ngày 3 – 5 lần.
  • Hồ Hoàng Liên, Đởm Phàn, Kha Tử, Bạc Hà Tử, Mật Gấu. Tán thành bột mịn rồi hòa với nước sôi để súc miệng, mỗi lần lấy 2 – 3g bột.
  • La Hán Quả, Trần Bì, đem sắc lấy nước uống hàng ngày thay trà. Cách này dùng chữa hôi miệng do bệnh lý hầu họng.
  • Hoàng Liên, Minh Phàn, Muối Ăn. Đem sắc với 200ml nước, để nguội rồi ngậm và súc miệng 3 – 4 lần một ngày.
  • Hoắc Hương, Trạch Lan, Hương Nhu, Tế Tân, đem sắc lấy nước ngậm và súc miệng mỗi ngày 2 đến 3 lần.
  • Lá Trúc Tươi, Lá Trà, nấu lấy nước để súc miệng nhiều lần trong ngày. Cách này dùng để chữa hôi miệng do viêm hầu họng, viêm khoang miệng.

Một số mẹo chữa hôi miệng bằng thảo dược khác

Bột Đậu Xanh, Hạnh Nhân, đem sao thơm rồi tán bột, nấu với đường phèn thành chè đặc, ăn mỗi ngày 3 thìa canh. Cách này dùng chữa hôi miệng do các bệnh lý về đường hô hấp.

Bách Hợp, Đậu Xanh, đem nghiền thành bột rồi nấu chín thành bột đặc, mỗi ngày ăn 1 bát nhỏ. Cách này dùng để chữa hôi miệng khi có ho, đờm nhiều, hai gò má đỏ.

Mướp già, đem thái vụn rồi luộc chính với lửa nhỏ để lấy nước. Pha thêm một chút muối vào nước để uống mỗi ngày 2 bát nhỏ. Cách này dùng để chữa hôi miệng kèm táo bón và có triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân.

Kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh hội miệng hiệu quả bằng các loại nước súc miệng

Đằng Thái đem rửa sạch, xào qua với dầu thực vật rồi thêm nước nấu thành canh, có thể cho thêm đậu phụ. Cách này dùng để chữa hôi miệng do các bệnh lý đường tiêu hóa.

Bột Gạo Tẻ, Bột Hoài Sơn, Bột Biển Đậu, Bột Bạch Truật, Mật Ong. Đem nấu thành bột đặc dùng để ăn nhiều lần trong ngày.

Hoàng Liên, Đường Trắng. Bạn đem Hoàng Liên sắc kỹ lấy nước, hòa thêm đường rồi chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc có thể hãm Hoàng Liên cùng với trà để uống trong ngày.

Thảo quả tươi, đem ngâm với 500 ml rượu trắng trong khoảng 100 ngày. Sau đó lấy ra uống mỗi ngày uống 1 thìa canh. Cách này dùng chữa hôi miệng kèm các bệnh rối loạn tiêu hóa.

Kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh hôi miệng bằng dưa leo

Vỏ bưởi, đem thái nhỏ rồi nấu với thịt lợn nạc thành món canh. Dùng để chữa hôi miệng có kèm theo đại tiện bí kết, nóng trong người.

Mã thầy tươi đem rửa sạch, ép lấy nước uống trong ngày. Cách này dùng để chữa hôi miệng có kèm theo mắt đỏ, nước tiểu vàng, táo bón.

Thạch Cao, Tri Mẫu, Mạch Môn, Xạ Can, đem sắc mỗi ngày 1 thang uống thay trà. Cách này dùng chữa hôi miệng có kèm các biểu hiện khát nước, tiểu tiện vàng đỏ, nhanh đói, táo bón khi đại tiện.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44