Kinh nghiệm và vài mẹo chữa suy nhược cơ thể trong dân gian

Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể

Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng suy nhược cơ thể nhưng những nguyên nhân thường gặp nhất là:

  • Chế độ ăn uống thiếu chất, kiêng khem khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng không đủ năng lượng để duy trị các hoạt động của cơ thể khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Lao động, làm việc, học tập quá sức cũng khiến cho cơ thể mệt mỏi quá độ do không được nghỉ ngơi tái tạo năng lượng, dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi suy nhược.
  • Phụ nữ mới sinh, người bệnh sau phẫu thuật, người mới ốm dậy hay mắc những bệnh mãn tính dấn đến cơ thể bị suy nhược.
  • Những người có bệnh về hệ thần kinh, rối loạn cảm xúc, nóng nảy, cáu gắt, tâm lý dễ bị kích động.
  • Những người mắc một số bệnh như huyết áp thấp, thiếu máu, thiếu sắt, nhiễm trùng, lupus, viêm khớp dạng thấp, suy giảm hệ miễn dịch…
  • Môi trường sống, căng thẳng, lo âu, stress cũng rất dễ khiến con người mắc chứng suy nhược cơ thể.

Triệu chứng suy nhược cơ thể

  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu, khó ngủ, mất ngủ, thường gặp ác mộng
  • Cơ thể uể oải, đau nhức cơ, xương, đau lưng
  • Choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, khó chịu, đau đầu, buồn nôn, cảm thấy bồn chồn, lo lắng
  • Da dẻ xanh xao, dễ bị ngất, ăn không ngon miệng, gầy còm, sụt cân….

Kinh nghiệm chữa suy nhược cơ thể trong dân gian

Suy nhược cơ thể thường làm cho người bệnh mệt mỏi, uể oải, làm việc không hiệu quả, nghỉ ngơi không thấy khỏe, lo âu, căng thẳng, stress, hoạt động tình dục giảm sút,… Ở giai đoạn đầu người bệnh có thể tự điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi cùng một số kinh nghiệm và vài mẹo chữa suy nhược cơ thể trong dân gian để cải thiện tình hình sức khỏe. Tuy nhiên, khi bệnh kéo dài chuyển sang mãn tính thì những cách trên không có tác dụng nhiều, lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ để có phương pháp chữa trị thích hợp hiệu quả.

Thuốc bổ

Bài thuốc 1: Bố chính sâm 16g, bạch truật 12g,  củ mài 12g, hạt sen 12g, biển đậu 12g, ý dĩ 12g, hạt cau 10g, vỏ quýt 6g, nam mộc hương 6g. Mỗi ngày 1 thang sắc làm thuốc uống 2 lần/ngày.

Bài thuốc này được dùng cho người bị rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng.

Bài thuốc 2: Thục địa 12g, hà thủ ô 12g, ba kích 12g, củ mài 12g, củ súng 12g,  nam đỗ trọng 20g, cao quy bản 10g, , cao ban long 10g,  phụ tử chế 8g, nhục quế 4g. Mỗi ngày 1 thang sắc uống 2 lần/ngày. Khi sắc thuốc chắt ra mới cho cao ban long và cao quy bản vào sau. Bài thuốc này được dùng cho người già bị suy nhược cơ thể.

Bài thuốc 3: Quả dâu chín 16g, long nhãn 12g, hạt sen 12g, đỗ đen sao 12g hà thủ ô 12g, lá vông 12g. Mỗi ngày uống 1 thang sắc uống 2 lần/ngày. Dùng cho phụ nữ sau sanh, người bị thiếu máu hoặc người mắc các bệnh lý về máu gây ra tình trạng thiếu máu.

Món ăn

Món thứ nhất: Chữa suy nhược cơ thể do tăng huyết áp

Nguyên liệu: 1 móng giò, 5g gừng, 30g râu ngô, 30g bắp ngô non, hành đem ninh nhừ. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Mỗi tuần ăn 3 lần, ăn trong 3 tuần liên tiếp.

Món thứ 2: Chữa suy nhược cơ thể ở người gầy yếu, phụ nữ sau sanh

Hầm 1 con gà trống non với 10g quy thân, 10g kỷ tử  15g thục địa,  15g đảng sâm, 20g hạt sen, 20g ngải cứu, gừng, hành. Hầm đến khi các nguyên liệu đều nhừ thì nêm nếm gia vị vừa ăn. Ăn 2 lần/tuần, trong 4 tuần liên tiếp.

Món thứ 3: Chữa viêm phế quản mạn tính, hen phế quản.

Hầm 1 con chim cút với 15g cát cánh, 12g mạch môn, 12g sa sâm, 7 quả đại táo, gừng, hành, rượu đến khi nhừ nêm nếm gia vị vừa ăn. Ăn 3 lần/tuần, trong 4 tuần liền.

Món thứ 4: Chữa suy nhược cơ thể, ăn không ngon miệng.

Trộn đều 40 phần bột gạo tẻ, 15 phần gạo nếp, 10 phần bột đậu đỏ, 10 phần bột đậu xanh, 10 phần bột đậu đen, 10 phần vừng hạt, 5 phần bột hạt sen,  . Mỗi ngày hòa 1 thìa bột cùng 250ml nước rồi nấu chín. Mỗi ngày ăn 1 lần.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44