Mục lục nội dung
Triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7
Biểu hiện thường gặp nhất của liệt dây thần kinh số 7 là ở một bên cơ mặt bị mất hoặc bị giảm vận động, kèm theo là rối loạn phản xạ, cảm giác, vận mạch, các tuyến nước bọt, tuyến lệ cũng không kiểm soát được. Triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7 gồm:
Người bệnh khó nói khó cười, không thể giữ được nước ở trong miệng. Mặt bị mất cân đối, phía bên mặt liệt không có cảm xúc, các nếp nhăn rãnh má, miệng, nhân trung và mũi bị kéo về phía bên mặt lành lặn. Sự mất cân đối được thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân thể hiện các cảm xúc như nhe răng, cười, mếu…
Bên mặt bị liệt mắt cũng không thể nhắm kín bình thường, nhãn cầu bị đẩy lên khiến tròng trắng bị lộ ra một phần. Và một số triệu chứng khác như mất vị giác khoảng 2/3 lưỡi, bị tê bên mặt liệt, nước mắt chảy giàn dụa hoặc mắt bị khô.
Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến liệt dây thần kinh số 7, tuy nhiên có 2 nguyên nhân chính là nguyên phát và thứ phát:
Nguyên nhân nguyên phát: Mạch máu có tác dụng nuôi các dây thần kinh bị co thắt đã gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, dẫn đến phù nề chèn ép lên dây thần kinh số 7 trong ống Fallope. Tình trạng này thường xuất hiện vào mùa lạnh rét, có đến hơn 80% trường hợp bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là do trời quá lạnh. Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nguyên phát là do virus. Khi thời tiết lạnh các virus ở trong tai mũi họng đã hoạt động mạnh nên gây tổn thương cho dây thần kinh ngoại biên số 7.
Nguyên nhân thứ phát: Nguyên nhân thứ phát gây liệt dây thần kinh số 7 là do người bệnh bị mắc một số bệnh như là viêm tuyến mang tai, viêm xương đá, viêm tai xương chũm, chấn thương sọ não…
Liệt dây thần kinh số 7 có chữa khỏi được không?
Liệt dây thần kinh số 7 có chữa khỏi được không? Và khả năng phục hồi như thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: vị trí bị tổn thương, mức độ tổn thương, thời gian bị tổn thương là bao lâu và lý do gây ra tổn thương…
Theo thống kê thì có khoảng 70% – 80% người bệnh phục hồi khỏi bệnh trong 1 đến 3 tháng đầu nếu như được áp dụng phương pháp chữa trị đúng cách và kịp thời. Vẫn có những trường hợp rất khó chữa trị và bệnh ngày càng xấu đi do người bệnh chủ quan, hoặc chẩn đoán và chữa trị không đúng nên đã để lại những biến chứng, di chứng nguy hiểm nặng nề cho người bệnh như co cứng nửa mặt, co giật cơ mặt, viêm loét giác mạc..
Ở người trẻ khả năng phục hồi hoàn toàn sẽ nhanh hơn khi được điều trị đúng phương pháp. Còn ở người cao tuổi thì khả năng phục hồi bệnh sẽ châm hơn và khó có thể phục hồi hoàn toàn, mà chỉ dừng ở mức 85% đến 90% ở những người mắc bệnh nặng.
Để chữa trị khỏi bệnh liệt dây thần kinh số 7 mà không để lại di chứng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị đúng cách càng sớm càng tốt, không nên chủ quan và tự ý chữa bệnh.
Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không?
Gây biến dạng khuôn mặt
Điều này ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh, từ đó ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày, khó biểu hiện cảm xúc, khó khăn trong ăn uống và giảm khả năng lao động.
Gây nguy hiểm cho mắt
Liệt dây thần kinh số 7 trung ương nếu để lâu không chữa trị có thể gây nguy hiểm cho mắt. Bởi vì lúc này cơ khép vòng mi bị liệt khiến nhãn cầu bị đẩy lên, chỉ để lộ lòng trắng, mắt không thể khép kín hoặc luôn mở trừng trừng, không chớp được… Tình trạng này làm cho mắt luôn bị đỏ, khô mắt, dễ bị bụi bẩn bay vào dẫn tới loét giác mạc, thậm chí hỏng mắt, mù lòa.
Gây liệt mặt vĩnh viễn
Liệt dây thần kinh số 7 trung ương nếu điều trị chậm, hoặc không đúng cách sẽ rất khó chữa lành, hay tái phát, thậm chí tiến triển xấu, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình là co giật cơ mặt, co cứng nửa mặt… Hậu quả là liệt mặt vĩnh viễn.
Liệt dây thần kinh số 7 có tái phát không?
Theo các bác sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn, liệt dây thần kinh số 7 là một căn bệnh gây ra chứng liệt mặt, méo mồm miệng… Nếu như phát hiện và chữa trị sớm đúng cách thì sau 2-3 tháng có thể khỏi bệnh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể bị tái phát ngay sau khi vừa chữa trị.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái phát liệt dây thần kinh số 7 có thể do điều trị không đúng cách; điều trị chưa đến nơi đến chốn, mới thấy các triệu chứng giảm bớt đã ngưng; không tuân thủ hoặc kiêng cữ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Liệt dây thần kinh số 7 tái phát thường gặp nhất là ở những người bệnh bị liệt vì nhiễm lạnh. Do vậy, những người bệnh đã bị liệt dây thần kinh số 7 nên cẩn thận chú ý bệnh bị tái phát trở lại. Để phòng ngừa bệnh liệt dây thần kinh số 7 tái phát, người bệnh cần thực hiện theo một số phương pháp sau đây.
Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 tái phát
Liệt dây thân thần kinh vì bị nhiễm lạnh, nếu như không được hỗ trợ chữa trị kịp thời và dứt điểm thì rất có thể sẽ để lại một số biến chứng và khi gặp thời tiết lạnh đột ngột, bệnh rất dễ bị tái phát. Vì thế, để phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 tái phát thì người bệnh cần chú ý giữ gìn sức khỏe, giữ ấm cơ thể. Tránh tiếp xúc với nơi có không khí lạnh đột ngột, có gió lùa mạnh. Người cao tuổi nên tránh đi ra ngoài vào ban đêm, không thức dậy đột ngột vào sáng sớm, tránh những nơi có gió lùa mạnh. Khi ngủ không nên bật quạt để đứng yên một chỗ, như thế sẽ khiến gió thổi thẳng vào người bị lạnh và dễ bị bệnh. Khi di chuyển bằng tàu xe nên đóng kín cửa xe tránh để không bị gió lạnh thổi vào người.
Tái khám đúng hẹn, nên chú ý đi kiểm tra sức khỏe định kì, để phòng ngừa bệnh bị tái lại, sớm phát hiện và chữa trị kịp thời một số bệnh có thể gây ra liệt dây thần kinh số 7 như u não, bệnh về tai mũi họng, y vòm sọ… đề phòng các chấn thương sọ não ở xương chúm, thái dương… vì dễ gây ra liệt dây thần kinh số 7.
Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu liệt mặt thì phải đưa người bệnh đến bệnh viện ngay để được khám, chẫn đoán nguyên nhân gây ra bệnh, chữa trị bệnh kịp thời.
Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt, trà xanh, quả óc có, hạt chia, hạt lanh, tỏi… tốt cho sức khỏe. Tránh xa các chất kích thích bia, rượu, thuốc lá, thuốc lào, không ăn nhiều chất béo, nước có ga, axit amin arginine, ngũ cốc tinh chế vì những chất này sẽ khiến cho dây thần kinh số 7 bị suy yếu và dễ tái phát lại bệnh.
Nghỉ ngơi điều độ hợp lý, tránh lao động nặng nhọc, nên thư giãn đễ tinh thần luôn thoải mái vui vẻ, tránh căng thẳng stress, tập những bài massage cơ mặt mỗi ngày, tập vật lý trị liệu, và uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh liệt dây thần kinh số 7 bị tái phát.
Liệt dây thần kinh số 7 có phải là tai biến không?
Liệt dây thần kinh số 7 (viêm dây thần kinh số 7) là một trong những bệnh nguy hiểm có thể gây ra những biến chứng nặng nề trên khuôn mặt và chỉ xảy ra ở vùng mặt. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh số 7 bị chèn ép và tổn thương dẫn đến tình trạng liệt nửa mặt, méo mồm miệng… Về cơ bản, Hệ thống dây thần kinh số 7 gồm gồm có hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, nhưng bị liệt dây thần kinh số 7 phổ biến nhất ở nhánh ngoại biên.
Việc bạn bị liệt dây thần kinh số 7 dẫn đến méo mồm miệng, liệt cơ mặt… là triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, không liên quan đến bệnh lý tai biến mạch máu não. Bởi vì khi bị tai biến, bạn có thể bị liệt cả tay chân hoặc liệt nửa người.
Bệnh liệt dây thần kinh số 7 này xảy ra ở hầu hết mọi độ tuổi và thường gặp khi thời tiết trở lạnh đột ngột. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Nếu là người lớn tuổi thì cần đề phòng mắc cả 2 bệnh lý liệt dây thần kinh số 7 và đột quỵ. Cho nên cần có biện pháp tầm soát để phòng tránh sớm nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
Liệt dây thần kinh số 7 có cấy chỉ được không?
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, điều trị liệt dây thần kinh số 7 bằng các phương pháp châm cứu (cấy chỉ, ôn châm, điện châm, thủy châm) thường mang lại hiệu quả rất cao, giúp nhiều người bệnh nhanh chóng khôi phục lại chức năng của hệ thống dây thần kinh, giảm các triệu chứng liệt mặt… Trong đó, phương pháp cấy chỉ là được giới chuyên môn đánh giá mang lại hiệu quả tốt và lâu dài nhất.
Trong quá trình điều trị bệnh viêm dây thần kinh số 7 bằng phương pháp cấy chỉ, cấc nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có đến 90% người bệnh khỏi hoàn toàn trong vòng 20-25 ngày nếu được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
Cấy chỉ là phương pháp châm cứu đặc biệt với nguyên lý là sử dụng các sợi chỉ tự tiêu (chỉ catgut – được làm từ ruột cừu có khả năng tự tiêu trong vòng 2 – 3 tuần) cấy vào các huyệt đạo để tạo sự kích thích lâu dài, giúp cải thiện tuần hoàn máu tại vùng bị bị liệt, đồng thời làm tăng trương lực cơ, từ đó có thể cải thiện các triệu chứng liệt mặt, chảy nước miếng, nước mắt không kiểm soát.