Mất ngủ đổ mồ hôi vào ban đêm không phải là chuyện hiếm gặp. Hiện tượng này có nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có cả yếu tố bệnh lý và không phải bệnh lý. Nhưng mất ngủ đổ mồ hôi kéo dài thì bạn cần phải đặc biệt lưu ý và sớm tiến hành thăm khám, tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị kịp thời. Sau đây các bác sĩ thuộc Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn sẽ giải đáp thắc mắc “Mất ngủ đổ mồ hôi là bệnh gì?” của nhiều bạn đọc gửi đến trong thời gian vừa qua.
Mất ngủ đổ mồ hôi là bệnh gì?
Tình trạng mất ngủ đổ mồ hôi về đêm là chứng bệnh rất hay gặp, nhất là ở những người lớn tuổi. Bị mất ngủ đổ mồ hôi đêm có thể không phải do bệnh mà chỉ là do thời tiết quá nóng, oi bức, phòng ngủ quá kín hoặc do bạn mặc nhiều quần áo khi ngủ… dẫn đến tình trạng khó ngủ, đổ mồ hôi.
Tuy nhiên, khi đã loại trừ được các nguyên nhân không phải do bệnh lý như trên nhưng bạn vẫn bị mất ngủ đổ mồ hôi, thậm chí mồ hôi ra nhiều làm ướt quần áo, chăn gối thì có thể bạn đang rơi vào một số trường hợp như sau:
Mắc hội chứng tăng tiết mồ hôi: Hội chứng này còn được gọi là Hyperhidrosis tự phát. Đây là bệnh mãn tính có liên quan đến rối loạn hệ thần kinh thực vật, khiến bạn mất ngủ và cơ thể tiết ra quá nhiều mồ hôi nhưng không rõ nguyên nhân. Khi bị hội chứng này, người bệnh có thể gặp những giấc mơ xấu dẫn đến giật mình, đổ mồ hôi, mất ngủ. Không chỉ gây mất ngủ đổ mồ hôi ban đêm mà bệnh cũng có thể khiến bạn bị đổ mồ hôi cả vào ban ngày hay khi có cảm xúc thái quá.
Mắc các bệnh nhiễm trùng: Theo bác sĩ Ngoan, có rất nhiều loại bệnh nhiễm trùng liên quan đến triệu chứng mất ngủ đổ mồ hôi đêm như lao phổi, viêm nội tâm mạc, viêm xương, áp-xe… Khi bị mất ngủ đổ mồ hôi do nhiễm trùng, ở người bệnh thường xuất hiện thêm những triệu chứng khác như sốt về chiều, kém ăn, sút cân…
Nhiễm HIV: Chứng mất ngủ đổ mồ hôi cũng có thể do bạn mắc phải căn bệnh hiện chưa có thuốc chữa là HIV.
Do bước vào thời kỳ mãn kinh: Ở phụ nữ lớn tuổi, nguyên nhân gây mất ngủ đổ mồ hôi có thể là biểu hiện của thời kỳ mãn kinh. Khi bước vào giai đoạn này, nữ giới sẽ cảm thấy cơ thể nóng ran, khó chịu, bực bội, gây mất ngủ đổ mồ hôi.
Mất ngủ đổ mồ hôi do dùng thuốc: Những loại thuốc có thể dẫn đến mất ngủ đổ mồ hôi vào ban đêm gồm các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh như Aspirin, Acetaminophen… Theo một số nghiên cứu, thành phần có trong các loại thuốc này có thể làm thay đổi nồng độ các dẫn truyền thần kinh tới não làm tăng tiết mồ hôi vào ban đêm.
Do sử dụng chất kích thích quá nhiều: Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất như Nicotine, Caffeine có trong thuốc lá và café cũng có tác động tới não tương tự như thuốc chống trầm cảm.
Mất ngủ đổ mồ hôi do bị ung thư: Mất ngủ đổ mồ hôi đêm là một trong những triệu chứng sớm của bệnh ung thư như ung thư máu thể Lymphoma. Đây là một trong những dạng ung thư máu ác tính và khó chữa nhất với những triệu chứng điển hình là sốt, sụt cân, nổi hạch, mất ngủ đổ mồ hôi. Ngoài ra, có thể do người bệnh bị ung thư nang thượng thận (pheochromocytoma).
Bị hạ đường huyết: Khi lượng đường huyết trong cơ thể xuống dưới 70mg/dL có thể gây mất ngủ đổ mồ hôi. Những người đang sử dụng thuốc chữa tiểu đường như clorpropamid, glipizid, glibenclamid, glicazid, tolbutamid, glimepirid… hoặc những người sử dụng Insulin.
Rối loạn nội tiết tố: Mất ngủ đổ mồ hôi, đỏ bừng mặt do người bệnh bị rối loạn một số hormone, cường giáp trạng…
Mất ngủ đổ mồ hôi do thần kinh: Một trong những nguyên nhân gây mất ngủ đổ mồ hôi là do bị chấn thương vùng đầu – cột sống, di chứng sau đột quỵ, bị các bệnh thần kinh, rỗng tủy sống.
Mất ngủ đổ mồ hôi có thể là triệu chứng của bệnh tự miễn dịch, các vấn đề về tim mạch, các bệnh liên quan đến dạ dày, ngưng thở khi ngủ và hoảng loạn.
Bị mất ngủ đổ mồ hôi phải làm gì?
Lời khuyên của bác sĩ Ngoan là khi bạn bị tình trạng mất ngủ đổ mồ hôi này thường xuyên, có thể là cách vài ngày mới bị hay có thể bị vào mỗi đêm thì bạn nên gặp bác sĩ sớm nhất có thể để có biện pháp điều trị kịp thời.
Điều trị không dùng thuốc: Các bác sĩ sẽ tiến hành xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu kết hợp chườm nóng, điều hòa chế độ sinh hoạt hằng ngày để giúp bạn ngủ ngon hơn, giảm tiết mồ hôi.
Điều trị bằng thuốc: Bạn sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các thuốc Đông Y đã được bào chế có tác dụng hỗ trợ điều trị, giúp cho quá trình điều trị mất ngủ đổ mồ hôi hiệu quả hơn. Những bài thuốc này đều sử dụng các loại thảo dược từ tự nhiên nên có công hiệu rất cao và an toàn cho sức khỏe.