Bài thuốc Nam chữa bệnh thủy đậu trong dân gian

Bài thuốc Nam chữa bệnh thủy đậu đặc hiệu

Bệnh thủy đậu là một bệnh nông, nhẹ và ở phần vệ, ít gặp ở phần huyết. Tùy theo thể nặng hay  là nhẹ, mà có thể áp dụng những bài thuốc Nam để chữa trị.

Bệnh thủy đậu ở dạng nhẹ

Các triệu chứng thường gặp là nốt thủy đậu nổi rải rác có màu hồng nhạt, sốt nhẹ hoặc có khi không sốt và ho ít. Nước mũi loãng và trong, người bệnh vẫn ăn uống bình thường. Lúc này bệnh đang ở phần vệ khí. Cách chữa là sơ phong thanh nhiệt.

Bài thuốc gồm có: Lá dâu 12g, lá tre 16g, cúc hoa 8g, kim ngân hoa 10g, kinh giới 8g, rễ sậy 10g, cam thảo đất 8g. Đem đi sắc uống.

Khi thủy đậu mọc bạn có thể sử dụng phương pháp trừ thấp giải độc sau: Bài thuốc này gồm có: Cam thảo dây 12g, lá tre 10g, sinh địa 12g, hoàng đằng 8g, rễ sậy 8g, kim ngân hoa 12g, vỏ đậu xanh 12g. Đem đi sắc uống ngày 2 lần.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Trường hợp bị thủy đậu dạng nặng

Các triệu chứng thường gặp là các nốt thủy đậu mọc dày, có màu sắc tím hoặc màu nước đục, ở xung quanh viền nốt thủy đậu có màu đỏ sẫm, người bệnh bị sốt cao, môi hồng, mặt đỏ, bị viêm niêm mạc miệng, xuất hiện những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng và chất lưỡi đỏ.

Cách  chữa là: Phải thanh nhiệt giải độc ở khí phận và lương huyết ở doanh phận.

Bài thuốc nam chữa bệnh thủy đậu trong dân gian dạng nặng gồm có: kim ngân hoa 12g, liên kiều 8g, bồ công anh 16g, sinh địa 12g, xích thược 8g, chi tử (sao) 8g. Nếu phiền táo thì sẽ thêm hoàng liên 8g. Còn nếu bị táo bón thì thêm đại hoàng 4 gr. Bị khát nước, miệng khô, sẽ thêm thiên hoa phấn, sa sâm, mạch môn, mỗi vị  từ 8-12g. Những bài thuốc trên áp dụng sắc uống mỗi ngày 1 thang thuốc, chia ra làm 3 lần uống  trong một ngày, uống thuốc nóng sau khi ăn 30 phút.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Bài thuốc điều trị thủy đậu cho trẻ em

  • Bài thuốc 1: Với trẻ mới mắc thủy đậu, trên người có ít nốt phỏng nước sẽ dùng bài thuốc: bạch vi 9g, địa đinh thảo 6g, kim ngân hoa 6g, liên kiều 6g, đạm đậu xị 5g, tang diệp 5g, thuyền thoái 3g, sơn chi vỏ 2g, bạc hà 1g. Tất cả đem sắc với nước ngày uống 1 thang, ngày chia uống 2 – 3 lần.
  • Bài thuốc 2: Dùng khi xuất hiện các nốt đậu có nước đục xung quanh màu đỏ tía cần lương huyết và giải độc. Bài thuốc gồm: Kim ngân hoa 10g, bán Bán lam căn 6g, bồ công anh 6g, sinh địa 6g. Ngày uống 1 thang, chia 3 lần uống trong ngày để hiệu quả trị bệnh rõ rệt nhất.
  • Bài thuốc 3: Trường phợp trẻ bị sốt, nôn mửa, khát nước sẽ dùng bài thuốc: Cát căn, tiền hồ, cát cánh mỗi vị 16g; thanh bì, thuyền thoái, kinh giới, sơn tra, liên kiều, mạch nha mỗi vị 8g và chỉ xác 6g.

Người bệnh cần lưu ý, khi muốn dùng thuốc điều trị thủy đậu cần gặp bác sĩ chuyên khoa để có bài thuốc chủ trị phù hợp mà không được tùy ý dùng thuốc. Đây là những bài thuốc tham khảo, tùy mỗi tình trạng và mức độ bệnh khác nhau sẽ có sự thay đổi trong mỗi bài thuốc và thời gian sử dụng cũng khác nhau.

Cách chăm sóc vệ sinh thân thể khi bị bệnh

Bệnh nhân bị thủy đậu phải nghỉ ngơi ở tại giường, không được gãi ngứa để tránh làm da bị trầy xước và vỡ các nốt mụn thủy đậu.

Người bệnh có thể lau cơ thể hoặc tắm bằng nước thuốc của cây kinh giới: Lấy 100g cây kinh giới tươi  nấu với khoảng ba lít nước rồi để sôi 30 phút, sau đó pha thêm nước sạch để nhiệt độ còn ấm 37 độ C. Người bệnh sử dụng khăn mềm nhúng nước thuốc lau mình vệ sinh cơ thể hoặc là tắm nếu như thủy đậu đã bay.

Bạn cũng có thể dùng 200g cây phèn đen tươi đem nấu với 3 lít nước rồi để sôi khoảng 20 phút, sau đó pha thêm nước sạch để nhiệt độ giảm xuống còn khoảng 35-40 độ rồi dùng khăn mềm lau hoặc tắm.

Trên đây là một số bài thuốc Nam chữa bệnh thủy đậu trong dân gian được các bác sĩ tại Phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo, từ đó biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân cùng mọi người thân yêu. Tuy nhiên, để việc điều trị bệnh được thuận lợi an toàn và hiệu quả các bạn vẫn nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời không để lại biến chứng.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44