Rau diếp cá, tỏi, lá trầu có chữa được bệnh viêm phế quản không?

Rau diếp cá có chữa được bệnh viêm phế quản

Trong YHCT, rau diếp cá còn được gọi là ngư tinh thảo, không độc, tính mát, có vị chua cay nhẹ, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Cho nên từ rất lâu đã được cha ông ta sử dụng để chữa trị các bệnh viêm phế quản, ho gió, ho khan, viêm họng, ho có đờm…

Ngày nay, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy trong rau diếp cá có chứa nhiều tinh dầu, các hoạt chất flavonoid, alkaloid có công dụng: Kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus, tăng cường miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

Rau diếp cá có chữa khỏi bệnh viêm phế quản không?

Một số bài thuốc chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá thường được sử dụng như:

  • Rau diếp cá nguyên chất: Bạn rửa sạch rau diếp cá, giã nát, rồi cho thêm ½ ly nước nóng vào khuấy đều, lọc lấy nước để uống. Bạn uống liên tục 2 giờ/ lần. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tuần.
  • Rau diếp cá và nước gạo: Bạn lấy 1 nắm lá diếp cá và 1 bát nước cơm nóng. Rửa sạch rau diếp cá, giã nát rồi cho vào đun cùng nước cơm gạo trên lửa nhỏ khoảng 15 phút. Cho thêm một chút mật ong vào khuấy đều, uống khi còn nóng.
  • Rau diếp cá và cam thảo: Lấy 50g lá diếp cá và 30g cam thảo đem sắc trên lửa nhỏ trong khoảng 20 phút, lấy nước uống khi còn nóng.
  • Bài thuốc tổng hợp: 2g Rau Diếp Cá, 20g các vị Sa Sâm, Thiên Môn, Mạch Môn, 15g Kim Ngân Hoa, 10g É Rừng, 8g các vị Bình Vôi, Cam Thảo. Sắc uống ngày một thang.

Bệnh viêm phế quản có thể gặp ở mọi lứa tuổi

Tỏi có chữa được bệnh viêm phế quản không?

  • Dùng tỏi đắp huyệt bàn chân chữa viêm phế quản: Bạn lấy 2 củ tỏi ta, bóc vỏ, rửa sạch rồi giã nát và đắp lên huyệt Dũng Tuyền nằm dưới lòng bàn chân. Buộc lại bằng vải xô và để qua đêm, sáng dậy rửa lại với nước sạch. Thực hiện thường xuyên từ 3 – 5 ngày sẽ có hiệu quả.
  • Chữa viêm phế quản bằng tỏi và bột mì: Giã nát 30g tỏi rồi trộn với bột mì, thêm nước lạnh vào khuấy đều thành hỗn hợp dẻo. Lấy một miếng gạc, cho hỗn hợp này vào rồi đắp vào vùng ngực mỗi ngày 1 lần, lưu ý không bôi thuốc lên da hay để thuốc dính vào da.
  • Chữa viêm phế quản bằng tỏi, mật ong, đường đỏ, giấm ăn: Bạn lấy 250g tỏi và 250g giấm ăn, 90g đường đỏ, 2 thìa mật ong. Tỏi đem bóc vỏ và giã nát, cho vào bình ngâm cùng các nguyên liệu còn lại trong khoảng 15 ngày. Sau đó lấy thuốc uống ngày 3 lần, mỗi lần 15-20ml, ăn cả tỏi trong bình.
  • Chữa viêm phế quản bằng tỏi, đường trắng, gừng: Chuẩn bị 500g tỏi, 2 thìa đường trắng, 1 củ gừng. Đem tỏi giã nát chắt lấy nước cốt. Gừng tươi cũng giã thật nhỏ rồi trộn đều với tỏi và đường. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa để chữa các chứng ho có đờm, chảy nước mũi, khàn giọng.

Chữa viêm phế quản bằng Tỏi

Lá trầu chữa được bệnh viêm phế quản không?

Lá trầu không được chứng minh có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều loại vi khuẩn, vius, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, phế cầu khuẩn…

  • Chữa bệnh viêm phế quản bằng lá trầu, mật ong: Lấy 10 lá trầu rửa sạch, giã nhuyễn, cho vào bát ăn cơm rồi thêm 3/4 bát nướng nóng, ngâm trong 20 phút, sau đó vò và vắt cho chất thuốc ra hết. Lọc qua vải mỏng lấy nước cốt rồi cho thêm 3-4 thìa cafe mật ong vào trộn đều để uống ngày 2 lần, sau bữa ăn khoảng 30 phút. Thực hiện 8 – 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.
  • Chữa bệnh viêm phế quản bằng lá trầu, gừng: Lấy khoảng 10 lá trầu không, 5 lát gừng tươi. Cách làm tương tự cách làm với mật ong. Uống sau khi ăn 15 phút, mỗi ngày 2 lần, thực hiện trong 5 – 6 ngày.
  • Chữa bệnh viêm phế quản bằng lá trầu, hành tăm:  Bạn lấy 10 lá trầu, 10 củ hành tăm. Cách làm tương tự các bài thuốc trên. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn 15 phút, thực hiện liên tục 6 ngày.

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không

Có nên chữa viêm phế quản bằng Rau diếp cá, tỏi, lá trầu không?

Mặc dù những cách trên được rất nhiều người áp dụng nhưng các bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên tự ý áp dụng. Vì hầu hết các bài thuốc trên chỉ là những mẹo vặt truyền miệng, có thể hiệu quả với người này nhưng không có tác dụng với người khác. Để điều trị viêm phế quản dứt điểm, chỉ có cách thăm khám và điều trị dựa trên nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể.

Việc người bệnh tự ý sử dụng những mẹo này sẽ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra biến chứng nhiễm trùng rất cao, do điều trị không đúng bệnh, không đảm bảo vệ sinh…

Chúc bạn mạnh khỏe!

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44