Mục lục nội dung
Rối loạn lo âu là bệnh gì?
Lo âu là hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, với người rối loạn lo âu thường có sự lo sợ, lo lắng quá mức về các tình huống sảy ra trong cuộc sống hằng ngày.
Bệnh rối loạn lo âu được hiểu là sự lo lắng thái quá và căng thẳng thường xuyên mà không có lý do rõ ràng. Những trải nghiệm cảm xúc lo lắng, sợ hãi thái quá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chức năng của cá nhân và cuộc sống của người bệnh.
Rối loạn lo âu được chia ra các dạng: rối loạn lo âu toàn thể, hội chứng sợ xã hội, rối loạn lo âu phân ly và rối loạn đặc hiệu. Một người có thể mắc một hoặc nhiều rối loạn cùng lúc.
Triệu chứng rối loạn lo âu ở người bệnh
Triệu chứng của rối loạn lo âu có thể gặp ở mặt cảm xúc như: Người bệnh thường có cảm xúc lo lắng thái quá, biểu hiện bồn chồn, lo âu về các việc xung quanh mình mà lẽ ra không đáng lo đồng thời cũng giảm sự chú ý, tập trung trong công việc hằng ngày.
Người bệnh thường sợ hãi phí, bị ám ảnh bởi những điều bình thường trong cuộc sống như đám đông, độ cao, động vật. Lúc nào cũng có cảm giác những điều nguy hiểm sẽ xảy ra với mình. Hay hồi tưởng lại những việc đã qua, đứng ngồi không yên, suy nghĩ nhiều và không thể dừng lại.
Triệu chứng rối loạn lo âu về mặt cơ thể như: Căng cơ, nhịp tim nhanh, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, có cảm giác hoa mắt chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi. Chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, khó ngủ, ngủ hay giật mình,…Khó tập trung, tự nghi ngờ bản thân, không thể kiểm soát sự lo lắng, cơ thể suy nhược,….
Tuy nhiên, những triệu chứng rối loạn lo âu về mặt cơ thể rất dễ bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác nên thông thường trong giai đoạn đầu người ta khó nhận ra đây là căn bệnh rối loạn lo âu.
Để biết chính xác mình có bị mắc chứng rối loạn lo âu hay không, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi thấy mình có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Không nên chủ quan để lâu, vìn bệnh sẽ ngày càng trở nên nặng nề và vững chắc hơn.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu và cách chữa bệnh
Theo nghiên cứu rối loạn lo âu có thể là do các chất hóa học trong não như như dopamin, serotonin và norepinephrin gây ra.
- Người từng trải qua sang chấn tâm lý, có vấn đề về sức khỏe và lo lắng về tình trạng bệnh của mình sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn lo âu.
- Ngoài ra, nguyên nhân của bệnh còn có thể nằm ở các yếu tố khác như di truyền, môi trường sống, người bị trầm cảm, strees,…
- Lạm dụng rượu, chất kích thích, thuốc cũng là nguyên nhân gây rối loạn lo âu.
Những cách chữa rối loạn lo âu hiện nay
Cách điều trị rối loạn lo âu hiện nay chủ yếu là dùng thuốc và tâm lý trị liệu. Thuốc dùng điều trị bệnh thường là các loại thuốc giúp làm giảm lo âu, an thần, gây ngủ; thuốc giúp cơ thể ít nhạy cảm với sự kích thích dài hạn, giãn cơ, chống co giật,…Việc dùng thuốc điều trị người bệnh cần phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự tiện dùng thuốc, thay đổi liều lượng. Vì thuốc điều trị bệnh lý này rất dễ dẫn đến các vấn đề về thần kinh, phụ thuộc thuốc, tác dụng phụ không tốt đến gan, thận, tim mạch,…
Tâm lý trị liệu được xem là một trong những phương pháp điều trị phổ biến, hiệu quả đối với bệnh rối loạn lo âu. Trị liệu tâm lý sẽ giúp người bệnh nhận thức hành vi tiêu cực và thay thế bằng những hành vi tích cực. Giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng để nhẹ nhàng hơn.
Để thoát khỏi bệnh rối loạn lo âu an toàn, không phải sử dụng các loại thuốc Tây y an thần. Các bạn có thể tham khảo các bài thuốc nam trong dân gian, những bài thuốc Đông y có tác dụng tốt trong việc điều trị rối loạn lo âu, an thần, giúp mọi người tĩnh tâm hơn. Hơn hết chi phí điều trị lại khá thấp, an toàn, lành tính từ thiên nhiên giúp khỏe từ bên trong.
Bệnh rối loạn lo âu có chữa khỏi được không
Bệnh rối loạn lo âu là một trong những bệnh liên quan đến thần kinh, có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều mặt của sức khỏe người mắc bệnh. Vì vậy, thăm khám điều trị sớm khi mắc bệnh là hết sức cần thiết.
Bệnh rối loạn lo âu có chữa khỏi được không? Người bệnh có thể an tâm là bệnh có thể chữa được nếu tìm đúng phương pháp kết hợp với đó là chế độ ăn uống ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tạo lối sống lành mạnh sẽ cải thiện được triệu chứng cũng như phòng ngừa tái phát bệnh.
Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu?
Việc điều trị rối loạn rối loạn lo âu trầm trảm trong bao lâu còn phụ thuộc vào việc bệnh nhân đến gặp bác sĩ sớm hay muộn. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng vì khi được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh đang ở giai đoạn nào, để có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Tùy theo tình trạng bệnh mà thời gian điều trị sẽ lâu mau khác nhau.
Tuy nhiên người bệnh cần phải phải kiên trì tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ thì bệnh mới sớm khỏi. Để điều trị rối loạn rối loạn lo âu trầm trảm cần kết hợp giữa thuốc và điều trị tâm lý sẽ mang lại kết quả khả quan nhất cho người bệnh.
Thông thường trong quá trình điều trị thì chỉ sau 15 ngày, người bệnh rối loạn rối loạn lo âu trầm trảm sẽ cảm thấy sức khoẻ tiến triển tốt hơn. Sau 2 tháng điều trị, người bệnh sẽ có cảm giác mình đã có thể trở lại trạng thái tinh thần trước khi bị mắc bệnh.
Tuy nhiên, chữa bệnh là cả một quá trình lâu dài, bạn chưa thể dừng lại ở đây nếu không kết quả lại trở lại như cũ hoặc có thể nặng hơn.
Vì thế việc điều trị rối loạn rối loạn lo âu trầm trảm cần phải kéo dài trong thời gian nhiều tháng sau đó, thậm chí ngay cả khi người bệnh đã cảm thấy hoàn toàn khoẻ mạnh. Thời gian tối thiểu của mỗi đợt điều trị bệnh rối loạn rối loạn lo âu trầm trảm là 6 tháng.
Mỗi người chúng ta nên cố gắng sống vui vẻ, lạc quan, có một lối sống , sinh hoạt lành mạnh hài hòa, cân bằng mọi thứ. Như vậy thì những căn bệnh như stress, rối loạn rối loạn lo âu trầm trảm… sẽ không thể tấn công chúng ta được.