Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình

Tiền đình là cơ quan đảm nhiệm chức năng giữ cân bằng cho cơ thể trong các hoạt động đi, đứng, chạy, nhảy, nằm, cúi người, nghiêng người, xoay người… Khi bị rối loạn tiền đình, bệnh nhân thường có những biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn…

Trước đây, rối loạn tiền đình thường gặp ở những nhóm bệnh nhân trung niên, nhưng hiện nay đã có xu hướng trẻ hóa khi những người ngoài 20 tuổi cũng rất hay mắc phải. Nguyên nhân rối loạn tiền đình có thể do tổn thương hệ thần kinh của các vùng tai, mắc bệnh tim mạch, bệnh về mắt hay tâm thần, do làm việc trong môi trường nhiều áp lực, ít vận động, rối loạn điều hòa máu lên não do cột sống bị nhiễm lạnh hoặc do thường xuyên tiếp xúc với máy tính…

Các dấu hiệu của rối loạn tiền đình thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình được chia thành 2 dạng là rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên và bạn có thể nhận biết thông qua những biểu hiện như:

  • Rối loạn tiền đình trung ương: Người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, choáng váng khi thay đổi tư thế, kèm theo nôn ói,  khó tập trung, dễ quên. Chứng rối loạn tiền đình trung ương có liên quan đến các bệnh như xơ vữa động mạch, hạ huyết áp, thoái hoá cột sống cổ làm chèn ép mạch máu, thiểu năng tuần hoàn máu, do tổn thương hệ tiền đình, tổn thương nhân dây tiền đình ở thân não và tiểu não do thiếu máu và oxi…
  • Rối loạn tiền đình ngoại biên: Bệnh nhân có các biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế, lắc đầu, chuyển từ nằm sang ngồi hoặc đứng dậy đột ngột, có thể kèm theo ù tai, nôn ói, giảm thính lực, đau đầu, khó tập trung…

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên thường do bị chấn thương vùng đầu, bị viêm tai xương chũm, viêm tai trong, tắc mạch máu vùng sau cổ… Ngoài ra, nếu sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, uống nhiều rượu bia và các chất kích thích cũng có thể dẫn đến rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan, bệnh rối loạn tiền đình thường không trực tiếp gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Nhưng mối nguy hại lại đến từ những bệnh lý đi kèm như thiếu máu não, tăng huyết áp… dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ và tử vong.

Ngoài ra, cũng phải kể đến những trường hợp người bệnh bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động, trượt ngã… do những triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng của bệnh thường xuất hiện rất bất ngờ và không có dấu hiệu báo trước.

Các yếu tố nguy cơ khác của bệnh rối loạn tiền đình có thể gây nguy hiểm như:

  • Người bệnh thường gặp các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, buồn nôn… ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh hoạt và công việc thường ngày.
  • Bệnh rối loạn tiền đình có thể xuất hiện trong thoáng chốc rồi biến mất, nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều ngày khiến người bệnh khó chịu. Khi bệnh tiến triển sang mãn tính sẽ có khả năng làm cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, trầm cảm…
  • Bệnh rối loạn tiền đình cần phải được chữa trị sớm nếu không sẽ dẫn đến các bệnh lý khác như thần kinh, huyết áp thấp, tim mạch…

Rối loạn tiền đình có thể gây đột quỵ, rất nguy hiểm

Rối loạn tiền đình khi mang thai có nguy hiểm không?

Trả lời cho câu hỏi này, bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan cho biết: Rối loạn tiền đình khi mang thai không nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi nhưng sẽ khiến thai phụ sẽ bị hành hạ bởi những triệu chứng của bệnh, không thể ăn uống được, không thể hoạt động, tập thể dục, thường xuyên buồn nôn… Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi, dễ bị sinh con thiếu ký, sinh non, trẻ kém phát triển hơn.

Tốt nhất các chị em bị rối loạn tiền đình nên điều trị bệnh dứt điểm rồi mới tính đến chuyện có thai để tránh gây hại đến thai nhi và sự an toàn của bản thân. Hoặc Tốt nhất để an toàn bạn nên đi khám để có được lời khuyên từ các chuyên gia vì trong quá trình mang thai bạn không thể sử dụng thuốc để điều trị bệnh rối loạn tiền đình.

Phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình bằng cách nào?

Để phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình và những nguy hiểm do bệnh có thể mang lại, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Nhất là các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy.
  • Những người làm việc văn phòng cần tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính.
  • Uống nước thường xuyên và đầy đủ khoảng 2 lít/ngày, tránh để quá khát mới uống nước.
  • Khi đã mắc rối loạn tiền đình cần cẩn trọng trong sinh hoạt, không nên quay cổ hay đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột.
  • Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có khả năng gây tiếng ồn lớn.
  • Giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô.
  • Ngồi hoặc nằm xuống khi cảm thấy chóng mặt.

Khi bị chóng mặt kèm theo nhức đầu, sốt trên 38 độ C, mờ mắt, hoa mắt, mất thị lực, giảm thính giác… Vì đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác như tai biến mạch não, u não, Parkinson, bệnh đa xơ cứng, bệnh tim mạch…

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44