Sốt xuất huyết là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu

Sốt xuất huyết là căn bệnh theo mùa. Bệnh lây lan do muỗi Aedes aegypti gây nên. Khi mắc bệnh biểu hiện đầu tiên là sốt, sốt có thể lên tới 40.5 độ.

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là căn bệnh thường xuất hiện khoảng đầu tháng 8 năm trước đến cuối tháng 3 năm sau. Bệnh sốt xuất huyết trước đây được cho là bệnh của trẻ em nhưng ngày nay, nhiều người lớn cũng mắc bệnh này. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu 1

Nguyên nhân bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh do một loại virus lây lan qua muỗi cắn. Bệnh chủ yếu do virus dengue từ cơ thể loài muỗi aedes aegypti gây nên. Chu kỳ lây bệnh chủ yếu: Muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus Dengue, tiếp sau đó virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8-13 ngày sau khi tiếp xúc với máu người bệnh. Sau khoảng thời gian này,muỗi Aedes sẽ truyền bệnh cho người không mắc bệnh, virus sẽ tiếp tục truyền bệnh theo vòng tuần hoàn  từ người mắc bệnh sang cho người không mắc bệnh.

Virus Dengue có 4 type huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Tuy nhiên, người nhiễm bệnh sau khi cơ thể hồi phục sẽ có có kháng nguyên miễn dịch chống lại bệnh chính virus đã gây ra bệnh.

Dấu hiệu sốt xuất huyết

Dấu hiệu sốt xuất huyết giai đoạn 1:

  • Giai đoạn này bệnh thường xuất hiện 1 hoặc trong 2 ngày đầu tiên sau khi nhiễm bệnh.
  • Người nhiễm bệnh có triệu chứng đầu tiên sốt cao, có thể lên đến 40.5 độ.
  • Có cảm giác nhức đầu nghiêm trọng
  • Người bệnh có thể đau phía sau mắt
  • Đau khớp và cơ cũng là triệu chứng mắc bệnh
  • Xuât hiện triệu chứng buồn nôn, ói mửa
  • Nổi các nốt dạng phát ban

Dấu hiệu sốt xuất hiện giai đoạn 2:

Ở giai đoạn thứ 2 là giai đoạn rất nguy hiểm, các triệu chứng nặng của bệnh bắt đầu được nhận thấy.

Giai đoạn này, người bệnh đã hạ sốt nhưng xuất hiện huyết ở dưới da, chảy máu cam hoặc cảy máu chân răng. Những vết xuất huyết thường biểu hiện ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi,…

Những vết này xuất hiện gồm các đốm nhỏ hoặc một mảng bầm tím tùy theo mức độ. Ở mức độ nặng hơn , người bệnh có thể chảy máu nội tạng gọi là xuất huyết trong,tràn dịch màng phổi, mang bụng, xuất huyết tiêu hóa hoặc 1 số trường hợp bệnh nặng thì sẽ xuất huyết não.

Nếu người bệnh có những biểu hiện này, cần được bác sĩ theo dõi sát và làm xét nghiệm tiểu cầu thường xuyên.

Sốt xuất huyết là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu 2

Gia đoạn hồi phục:

Sau tất cả những giai trên, người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn hồi phục. Ở giai đoạn này, người bệnh hết sốt và thể trạng dần tốt lên. Người bệnh bắt đầu có cảm giác thèm ăn, huyết động bắt đầu ổn định và người bệnh đi tiểu nhiều, các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên và trở về trạng thái bình thường.

Phòng bệnh sốt xuất huyết

  • Diệt ấu trùng muỗi ( lăng quăng ), không tại điều kiện để muỗi đẻ trứng bằng biện pháp như:
  • Thả cá vàng hay các loại cá ăn loăng quăng trong lu, giếng, vại , chum.
  • Đổ hết nước trong các xô, không để qua đêm.
  • Sắp xếp đồ đạc lộn xộn, giữ vệ sinh sạch sẽ.
  • Sử dụng các dạng hương muỗi, đèn bắt muỗi,… để phòng bệnh.

Trên đây là những thông tin bệnh sốt xuất huyết  là gì nguyên nhân và dấu hiệu sốt xuất huyết đem tới cho bạn đọc. Hy vọng bạn đọc sẽ chủ động phòng và tránh được căn bệnh này.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44