Suy giãn tĩnh mạch là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và dấu hiệu

Theo một nghiên cứu của tổ chức WHO, có tới 70% nữ giới và 35% nam giới trên toàn cầu mắc phải chứng suy giãn tĩnh mạch. Còn ở Việt Nam, chứng suy giãn tĩnh mạch đang có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt ở nhóm đối tượng là những nhân viên văn phòng. Vậy suy giãn tĩnh mạch là gì? Triệu chứng nguyên nhân và dấu hiệu của căn bệnh gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh này như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Theo bác sĩ Nguyễn Thùy Ngoan – Giảng viên bộ môn Y học cổ truyền, Đại học Y dược TPHCM – trưởng khoa xương khớp Phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn: Trong cơ thể của chúng ta, máu được tuần hoàn đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng các cơ quan nhờ hoạt động co bóp của tim, sau đó máu cũ sẽ theo tĩnh mạch trở về tim để bắt đầu vòng tuần hoàn mới.

Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng máu không hoàn toàn trở về tim mà bị ứ đọng ở một vị trí nào đó do nhiều nguyên nhân. Lúc này, máu có thể bị ứ đọng lại hoặc chảy ngược lại so với vòng tuần hoàn, gây áp lực lên hệ thống tĩnh mạch dẫn đến căng giãn.

Phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn

Nguyên nhân của suy giãn tĩnh mạch là gì?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra do các tĩnh mạch bị thoái hóa khiến cho máu không thể lưu thông và bị ứ đọng lại. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thường là do:

  • Quá trình lão hóa do tuổi tác làm giảm chức năng của các tĩnh mạch. Vì thế, bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi, đặc biệt là với những người trong độ tuổi từ 45 – 50.
  • Do tư thế sinh hoạt hay làm việc trong một tư thế trong thời gian dài như ngồi một chỗ, ít vận động… khiến áp lực ở các tĩnh mạch bị tăng lên. Những đối tượng như nhân viên văn phòng, giáo viên, bác sĩ… thường có nguy cơ cao bị giãn tĩnh mạch vì phải đứng hoặc ngồi lâu. Đặc biệt là những phụ nữ hay mặc tất bó và ngồi vắt chéo chân.
  • Mang thai: Với những chị em đang mang thai hay từng sinh nở nhiều lần thì khả năng mắc chứng giãn tĩnh mạch chân là rất cao.
  • Các nguyên nhân khác như thừa cân – béo phì, chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh này.
  • Với những nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch trên đây sẽ giúp các bạn nhận biết và tránh các yếu tố gây ra bệnh tốt hơn.

Phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn

Những triệu chứng và dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch

Trong những giai đoạn đầu, triệu chứng và dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch không đáng kể và thường hay bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Tuy nhiên, bạn có thể chú ý đến những biểu hiện sau đây để phát hiện sớm chứng suy giãn tĩnh mạch.

  • Bệnh suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng mà rất mờ nhạt, thoáng qua khiến người bệnh trở nên chủ quan, khó phát hiện như: Nặng chân, đau chân, chân bị phù nhẹ khi đứng hoặc ngồi lâu, chuột rút và có cảm giác như kiến bò trong chân vào buổi tối…
  • Giai đoạn tiến triển: Triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch thường sẽ nặng hơn, gây phù nề ở mắt cá, mu bàn chân. Vùng mặt sau gối, đùi, bắp chân xuất hiện các vết chàm da, da bị thay đổi màu sắc do máu ứ đọng ở tĩnh mạch lâu ngày dẫn đến rối loạn biến dưỡng. Nếu bệnh nhẹ sẽ thấy rõ các tĩnh mạch màu xanh tím ẩn dưới da.
  • Giai đoạn nặng: Các tĩnh mạch bị suy giãn trương phồng lên gây cảm giác đau nhức chân, tê chân rất khó chịu. Các tĩnh mạch này thường xuất hiện thành búi lớn, trong rất đáng sợ.
  • Biểu hiện loét da: Lúc đầu những vết loét ở chân có thể lành nhưng sau đó bệnh vẫn tiếp tục tiển triển nặng hơn. Đến khi các vết loét không tự lành mà còn dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng khiến việc điều trị trở nên rất phức tạp.

Phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn

Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch có thể thay đổi tùy theo cơ địa từng người, vì thế nếu bệnh nhân không chú ý nhận biết và thăm khám ở giai đoạn đầu mà chỉ tới khi có những dấu hiệu nặng thì mới hoảng hốt tìm kiếm nơi điều trị.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44