Suy nhược cơ thể có nên truyền nước biển không?

suy nhuoc co the truyen nuoc bien

Nhiều người quan niệm rằng khi bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chỉ cần truyền nước biển vào là có thể nhanh chóng khỏe lại, tác dụng nhanh gấp nhiều lần việc nghỉ ngơi và bồi bổ bằng việc ăn uống. Thực tế, nhiều người đã cảm thấy khỏe hơn ngay sau khi truyền nước biển nên có xu hướng “mách nước” cho người khác cùng áp dụng, dần dần dẫn đến thói quen khó bỏ. Vậy suy nhược cơ thể có nên truyền nước biển không?

Truyền nước biển là gì?

Truyền nước biển hay còn gọi là truyền dịch – một loại dung dịch hòa tan có chứa các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Truyền nước biển là hình thức tiêm truyền nhỏ giọt dung dịch này vào thẳng tĩnh mạch với liều lượng vừa đủ. Hiện nay có nhiều loại dịch truyền được sử dụng nhưng được chia thành ba nhóm cơ bản gồm:

Nhóm cung cấp nước và chất điện giải (nước biển): Thường được dùng trong trường hợp cơ thể bị mất nước, mất máu do tiêu chảy, ói mửa, ngộ độc thực phẩm, bỏng… Nhóm này có các dung dịch như lactate ringer, bicarbonate natri 1,4%, natri clorua 0.9%…

Suy nhược cơ thể

Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể: Thường dùng trong các trường hợp cơ thể bị suy nhược, ăn uống kém… Gồm các chất như đường (glucoza, dextrose); chất đạm, chất béo, vitamin như alversin 40, nutrisol 5%, amigolg 8,5%, amino – plasmal 5%, lipofundin, vitaplex, clinoleic… Nhóm này được khuyế cáo chỉ nên truyền sau phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không tiêu hóa được thức ăn, không ăn được bằng đường miệng.

Nhóm đặc biệt: Thường dùng để truyền bù nhanh các chất albumin hay các dịch chất tuần hoàn trong cơ thể. Nhóm này thường chứa các chất như albumin, haes-steril, dung dịch dextran, gelofusin…

Vậy suy nhược cơ thể có nên truyền nước biển không và khi nào việc truyền nước biển tốt cho sức khỏe?

Suy nhược cơ thể có nên truyền nước biển không?

Sở dĩ nhiều người lựa chọn phương pháp truyền dịch bởi tác dụng phục hồi cơ thể nhanh chóng, bởi dịch truyền có khả năng cân bằng chất điện giải, nâng huyết áp, khắc phục tình trạng mất nước, mất máu và cung cấp các chất dinh dưỡng trực tiếp cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy khỏe hơn. Vì thế, một số người cho rằng truyền nước biển là cách nhanh nhất giúp họ hồi phục sức khỏe.

Suy nhược cơ thể có nên truyền nước biển không?

Nhưng theo bác Ngoan thì đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Bởi vì việc lạm dụng truyền nước biển sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Ngay cả các bác sĩ khi quyết định truyền nước biển cho người bệnh cũng cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng về liều lượng và nhóm dịch truyền phù hợp.

Mọi người nên hiểu rằng, trong cơ thể người có các chỉ số trung bình trong máu về các chất dinh dưỡng như đạm, đường, muối, chất điện giải… Nếu một trong các chỉ số của các chất trên còn lại thấp hơn chỉ số bình thường cho phép thì mới cần truyền nước biển để bù đắp. Nhưng việc này cần được bác sĩ chuyên khoa quyết định cần thiết mới cho truyền. Một số trường hợp còn cần làm xét nghiệm trước khi cho truyền dịch.

Vì vậy, trả lời cho câu hỏi “Suy nhược cơ thể có nên truyền nước biển không?”, bác sĩ Ngoan cho rằng mọi người không nên tự ý truyền nước biển khi cơ thể bị suy nhược mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Một số biến chứng nguy hiểm

Truyền nước biển khi cơ thể bị suy nhược tuy hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng nhưng không phải trong trường hợp nào cũng có thể áp dụng. Chỉ khi cơ thể bị suy nhược nặng các bác sĩ mới chỉ định truyền dịch. Việc truyền nước biển khi không có sự đồng ý của bác sĩ sẽ dẫn đến những rủi ro không lường trước được như:

  • Tử vong do sốc phản vệ: Ở trường hợp này, sau khi truyền dịch người bệnh sẽ cảm thấy rét run, sốt cao đột ngột, tụt huyết áp, tay chân lạnh, tim đập nhanh, khó thở… Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp tử vong khi sốc phản vệ với dịch truyền nước biển.
  • Dễ gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể: Việc truyền nước biển quá liều sẽ mang đến rủi ro cao trong việc gặp các rối loạn chuyển hóa, rối loạn điện giải gây hiện tượng phù tim, viêm tĩnh mạch, phù não, phù thân…
  • Nguy cơ lây nhiễm các bệnh nguy hiểm: Việc truyền nước biển không đúng quy chuẩn, không đảm bảo vệ sinh tồn tại nguy cơ lây nhiễm các bệnh như HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, C…

Phải làm gì khi bị suy nhược cơ thể?

Lời khuyên dành cho những người đang thắc mắc suy nhược cơ thể có nên truyền nước biển không là hãy tỉnh táo, cẩn thận khi quyết định truyền dịch. Chỉ truyền nước biển khi có chỉ định của bác sĩ và nên lựa chọn cơ sở y tế chất lượng để đảm bảo an toàn.

Đối với những trường hợp suy nhược cơ thể nhẹ, bạn không nên vội vàng truyền nước biển tùy tiện kẻo tiền mất tật mang. Bạn chỉ cần chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể dần dần hồi phục mới đảm bảo hiệu quả lâu dài.

Qua những giải đáp về thắc mắc suy nhược cơ thể có nên truyền nước biển không của nhiều bạn đọc, các bác sĩ hy vọng rằng mọi người sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về việc này, từ đó bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh.

5/5 - (2 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44