Thoái hóa khớp háng bên phải là do đâu? Triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp háng bên phải là một trong những căn bệnh về xương khớp khá phổ biến hiện nay. Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân như đặc thù công việc, lười vận động, béo phì… Vậy thoái hóa khớp háng bên phải do đâu? Triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về những vấn đề này trong bài viết sau đây để có thể nhận biết bệnh dễ dàng, phòng bệnh và điều trị thoái hóa khớp háng bên phải từ sớm.

Tổng quan thoái hóa khớp háng bên phải

Khớp háng là hệ thống được cấu tạo từ một chỏm xương đùi hình cầu nối với một ổ chảo (ổ cối) của khung chậu. Cả chỏm xương đùi và ổ chảo đều được bao phủ bởi một lớp sụn giúp khớp háng hoạt động linh hoạt, giảm ma sát.

Khớp háng là bộ phận duy nhất gánh chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể và chịu sự chi phối liên kết của các bộ phận khác, đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động của đôi chân và những  hoạt động khác của cơ thể.

Chính vì vậy, khớp háng rất dễ rơi vào tình trạng thoái hoa do hoạt động quá tải, chịu lực tác động quá lớn trong thời gian dài hoặc bị viêm nhiễm. Nhất là khớp háng bên phải do những người thuận bên phải có xu hướng vận động bên phần thuận của cơ thể nhiều hơn.

Thoái hóa khớp háng là hiện tượng lớp sụn nhẵn bao bọc ở chỏm xương đùi và ổ chảo bị bào mòn, khô xơ. Điều này làm cho các đầu xương ma sát mạnh với nhau khi vận động gây ra các đơn đau nhức, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh thoái hóa khớp háng bên phải rất thường gặp ở người từ 50 tuổi trở lên do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.

Thoái hóa khớp háng bên phải là do đâu? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Thoái hóa khớp háng bên phải là do đâu?

Theo bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan – trưởng khoa khám bệnh Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn, giảng viên bộ môn YHCT Đại học Y dược TPHCM: bệnh thoái hóa khớp háng bên phải do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến như:

  • Tuổi tác cao: Đây được coi là nguyên nhân chính gây ra các bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa khớp háng bên phải nói riêng. Khi tuổi tác càng cao thì quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra càng mạnh mẽ.
  • Chấn thương: Những chấn thương ở vùng khớp háng bên phải do tại nạn, chấn thương khi chơi thể thao, trật khớp háng… nếu không được điều trị dứt điểm ngay từ đầu hoặc điều trị sai cách cũng khiến khớp háng bên phải bị tổn thương và dễ bị thoái hóa.
  • Thừa cân, béo phì: Người không kiểm soát được cân nặng, bị thừa cân, béo phì có khả năng bị thoái hóa khớp háng rất cao do trọng lượng cơ thể quá lớn làm gia tăng sức ép lên khớp háng, khiến khớp bị quá tải lâu dần dẫn đến thoái hóa.
  • Nghiện bia, rượu, hút thuốc lá: Những người lạm dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá trong thời gian dài sẽ dễ bị thoái hóa khớp háng do cơ thể suy yếu, các chất dinh dưỡng trong xương khớp bị tổn thất và không được bù đắp.
  • Yếu tố di truyền: Những người có tiền sử gia đình bị thoái hóa khớp háng bên phải sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn bởi họ cũng có thể được di truyền những khiếm khuyết về sụn khớp háng.

Thoái hóa khớp háng có thể do chấn thương khi hoạt động, làm việc

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp háng bên phải

Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp háng bên phải có thể được nhận biết theo những cách sau:

Triệu chứng lâm sàng

  • Người bệnh thấy khó chịu ở vùng khớp háng, đùi, mông khiến việc vận động gặp nhiều trở ngại.
  • Xuất hiện những cơn đau ở vùng bẹn, mông sau đó lan xuống đùi, cứng hông, cơn đau xuất hiện âm ỉ và dần trở nên dữ dội hơn khi vận động, giảm bớt khi được nghỉ ngơi.
  • Một số trường hợp người bệnh chỉ bị đau ở mặt trước đùi phải và lan xuống khớp gối, không gây đau ở vùng khớp háng.
  • Đau xương chậu, đau sưng khớp hông. Cơn đau tăng lên khiến dáng đi bị khập khiễng, đi phải chống gậy, có người đỡ…
  • Một số trường hợp có dấu hiệu cứng khớp háng bên phải vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, khi ngồi lâu hay khi thời tiết thay đổi.
  • Người bệnh cảm thấy rất khó khăn khi thực hiện các động tác như ngồi xổm, xoay hông, cúi người, ngồi kiểu cưỡi ngựa, trèo lên ghế…
  • Cơ vùng đùi bên khớp háng bên phải bị thoái hóa có dấu hiệu bị teo nhỏ dần.

Thoái hóa khớp háng bên phải có thể điều trị khỏi dứt điểm bằng thuốc Đông Y, châm cứu bấm huyệt

Triệu chứng cận lâm sàng

  • Đặc xương dưới sụn ở trên chỏm xương đùi và ổ cối xương chậu.
  • Hẹp khe khớp háng.
  • Mọc gai xương ở giới hạn ngoài của sụn khớp.
  • Khớp háng bị biến dạng.

Cách điều trị thoái hóa khớp háng bên phải

Bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan cho biết, hiện nay Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn đang áp dụng một số biện pháp điều trị thoái hóa khớp háng bên phải theo những cách như:

Thuốc dân gian

Cách này vừa thuận lợi, dễ làm, tiết kiệm chi phí như sử dụng ngải cứu, lá lốt, tỏi, cây cỏ xước, hạt đu đủ chín, mật ong và bột nghệ…  Mỗi loại sẽ có cách sử dụng khác nhau. Bạn có thể chỉ cần sao nóng hoặc trần kĩ qua nước sôi rồi chườm vào vùng đau khớp háng bên phải, quanh mông là có thể giảm đau khiệu quả.

Bấm huyệt, châm cứu

Đây là phương pháp được khá nhiều người sử dụng bởi cho hiệu quả khá tốt khi tác động vào những huyệt bị viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, cải thiện khả năng hoạt động. Bấm huyệt, châm cứu hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp háng nếu kết hợp với sử dụng thuốc sẽ cho hiệu quả cao hơn.

Uống thuốc Đông Y

Bệnh thoái hóa khớp háng bên phải thường diễn ra âm thầm và dần phá hủy lớp sụn khớp khiến đầu xương bị tổn thương. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Trong trường hợp xấu nhất, người bệnh có thể bị mất khả năng vận động, tàn phế,. Vì vậy, bệnh nhân cần nhận biết sớm những thay đổi của cơ thể để nhanh chóng có biện pháp điều trị tốt nhất.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44