Bệnh nấm kẽ chân là gì? triệu chứng cách chữa và cách phòng tránh

nam ke chan

Nấm kẽ chân là một trong những bệnh ngoài da rất phổ biến. Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu dẫn đến nhiều bất tiện và khó khăn trong sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh. Nấm kẽ chân có xu hướng xuất hiện nhiều vào những thời điểm mưa nhiều, thời tiết ẩm ướt… Vậy bệnh nấm kẽ chân là gì? Triệu chứng cách chữa và cách phòng tránh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin liên quan qua bài viết này nhé!

Bệnh nấm kẽ chân là gì?

Nấm kẽ chân là tình trạng nhiễm nấm ngoài da thường gặp nhất ở vùng bàn chân và các kẽ ngón chân. Nấm kẽ chân do các chủng nấm Trichophyton rubrum, Epidermophyton floccosumi và Trichophyton mentagrophytes gây ra. Bệnh cũng có thể do một số loại nấm như Trichophyton tonsurans (ở trẻ em), Scytalidium hyalinum, Scytalidium dimidiatum các chủng nấm Candida gây ra nhưng trường hợp này ít gặp hơn.

Các loại nấm này có khả năng tiết ra các men Keratinase có khả năng tiêu chất sừng để xâm nhập vào lớp sừng trên bề mặt da. Ngoài ra, chúng còn chứa các chất có khả năng làm giảm sự sinh sản của các tế bào sừng, gây ức chế đáp ứng miễn dịch của cơ thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn mạn tính.

Nấm kẽ chân gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh
Nấm kẽ chân gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh

Nấm kẽ chân có nguyên nhân từ đâu?

Theo các thầy thuốc, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nấm kẽ chân, trong đó có:

  • Da bàn chân không có tuyến bã, da bàn chân bị trầy xước, tăng tiết mồ hôi chân… là những yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập của nấm.
  • Nguồn nước bị ô nhiễm: Khi nguồn nước bị ô nhiễm, các vi nấm sẽ phát triển rất mạnh trong môi trường này. Nếu chúng ta tiếp xúc, làm việc trong môi trường có nước bị ô nhiễm sẽ rất dễ bị nấm kẽ chân và các bệnh da liễu khác.
  • Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ: Trường hợp chúng ta vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến các tế bào da chết vẫn bám lại ở chân tạo môi trường cho các loại vi nấm phát triển và trực tiếp gây bệnh.
  • Bàn chân luôn bị bít kín: Nếu chúng ta thường xuyên đi giày, ủng, tất…sẽ rất dễ bị nấm kẽ chân do mồ hôi chân tăng tiết và không thể thoát ra nên gây ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi nấm phát triển.
  • Lây nhiễm: Nấm kẽ chân có thể lây từ người này sang người khác do dùng chung giày, tất, tắm chung ở phòng tắm công cộng, bể bơi, ao, hồ…
Nấm kẽ chân thường gặp nhiều ở mua mưa
Nấm kẽ chân thường gặp nhiều ở mua mưa

Triệu chứng của nấm kẽ chân

Bệnh nấm kẽ chân thường bắt đầu từ kẽ ngón chân thứ 3, thứ 4 sau đó lây lan ra toàn bộ các kẽ chân, mu bàn chân, lòng bàn chân, rìa bàn chân và gây ra các triệu chứng điển hình như:

  • Vùng da bàn chân, kẽ chân luôn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Da bàn chân, kẽ chân bị đóng vảy và bong tróc.
  • Phần da kẽ ngón chân có màu trắng bợt, bị mủn hoặc loét., chảy nước, có thể bị nứt kẽ, rất đau.
  • Da kẽ chân bị nứt gây rỉ nước hoặc chảy máu, rất đau.
  • Vùng bị nấm có màu hồng hoặc đỏ hơn so với các vùng da còn lại.
Nấm kẽ chân có thể gây nứt nẻ, chảy máu cho người bệnh
Nấm kẽ chân có thể gây nứt nẻ, chảy máu cho người bệnh

Cách chữa nấm kẽ chân hiệu quả theo Đông y

Bệnh nấm kẽ chân có thể điều trị bằng cả Đông y hoặc Tây y. Nhưng với đông y thì chi phí sẽ thấp hơn và an toàn hơn cho người bệnh do sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên.

Với Tây y, có thể điều trị nấm kẽ chân bằng thuốc chống nấm tại chỗ hoặc toàn thân. Ở những người bị nấm kẽ chân mãn tính, tổn thương sừng dày nên dùng thuốc chống nấm tại chỗ ở cả mặt dưới và mặt bên của bàn chân, kết hợp thêm các thuốc có tác dụng bạt sừng để nâng cao hiệu quả điều trị.

Bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo và thuốc Đông y để chữa nấm kẽ chân hiệu quả như:

Dùng lá trầu không: Bạn lấy lá trầu không rửa sạch, vò nát, xát nhẹ vào các kẽ ngón chân, hoặc vắt lấy  nước rồi bôi vào các kẽ ngón chân. Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất kháng sinh trong lá trầu không có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn và nấm rất tốt. Áp dụng thường xuyên sẽ cho hiệu quả diệt nấm và trị lở loét rất nhanh.

Trị nấm kẽ chân bằng hèn chua, hoàng đằng: Bạn lấy 20g phèn chua rang nóng tán thành bột, trộn với 100g bột hoàng đằng rắc vào các kẽ ngón bị ngứa loét sẽ nhanh chóng làm lành vết thương.

Sử dụng một số bài thuốc ngâm chân sẽ điều trị nấm kẽ chân rất hiệu quả
Sử dụng một số bài thuốc ngâm chân sẽ điều trị nấm kẽ chân rất hiệu quả

Trị nấm kẽ chân bằng dấm và rượu: Bạn pha 1 hoặc 2 cốc nước dấm với một chậu nước nhỏ dùng để ngâm chân trong vòng 10 – 15 phút, sau đó lau khô chân bằng vải mềm. Bạn cũng có thể trộn 1/2 cốc rượu với 1 cốc dấm và pha ra 1 chậu nước ấm nhỏ và dùng để ngâm chân.

Trị nấm kẽ chân bằng muối: Muối có tác dụng sát khuẩn vết thương rất tốt nên bạn có thể pha muối với 1 chậu nước ấm và ngâm chân trong đó khoảng 15 phút. Sau đó lau khô chân và dùng kết hợp một số loại thảo dược bôi vào vùng da bị tổn thương để nâng cao hiệu quả.

Trị nấm kẽ chân bằng gừng: Bạn lấy 1 nhánh gừng rửa sạch, đập dập rồi đun sôi với nước. Dùng nước đó để ngâm chân 2 lần/ngày.

Trị nấm kẽ chân bằng búp ổi hoặc lá mướp già: Bạn có thể lấy lá ổi hoặc lá mướp già giã với muối, xát nhẹ vào chỗ bị nấm ngày 2-3 lần. Thực hiện khoảng 3 – 4 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Hình ảnh nấm kẽ chân

Bệnh nấm kẽ chân là gì? triệu chứng cách chữa và cách phòng tránh 1

Bệnh nấm kẽ chân là gì? triệu chứng cách chữa và cách phòng tránh 2

Bệnh nấm kẽ chân là gì? triệu chứng cách chữa và cách phòng tránh 3

Bệnh nấm kẽ chân là gì? triệu chứng cách chữa và cách phòng tránh 4

Cách phòng tránh bệnh nấm kẽ chân hiệu quả

Để phòng tránh bệnh nấm kẽ chân, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Chú ý giữ chân sạch, vệ sinh kỹ bàn chân, các kẽ ngón chân để nấm và vi khuẩn không có cơ hội phát triển. Sau khi lội nước bẩn, đi mưa, đi giày hoặc ủng… phải rửa chân kỹ bằng nước sạch rồi lau khô bằng vải mềm.
  • Khi có dấu hiệu các kẽ ngón chớm bị ngứa đỏ bạn không nên gãi, vì móng tay sắc và bẩn có thể làm trầy xước chỗ ngứa gây viêm nhiễm và khó chữa hơn.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân như giày, tất, khăn tắm… của người khác. Nếu trong gia đình có người bị nấm kẽ chân, nên vệ sinh cơ thể cẩn thận hơn.
  • Nên chọn các loại tất làm từ chất liệu thấm hút tốt, giặt tất với nước nóng để tiêu diệt nấm và vi khuẩn.
  • Hạn chế đi giày suốt cả ngày, nếu có phải thường xuyên phơi giày dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ những vi khuẩn, nấm gây bệnh.

Việc điều trị nấm kẽ chân không khó nhưng bạn nên kiên trì thực hiện, cũng như cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc khác để tránh tác dụng phụ cũng như gây ra tình trạng nhờn thuốc, tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44