Bệnh vảy nến á sừng là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Bệnh vảy nến á sừng là một trong số những căn bệnh ngoài da khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Thực chất vảy nên và á sừng là hai loại bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng có chung một đặc điểm là cả hai loại bệnh đều gây tổn thương cho da. Tuy nhiên bệnh á sừng có thể chữa khỏi khá nhanh còn bệnh vảy nến thì cần nhiều thời gian hơn. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Bệnh vảy nến á sừng là gì? Nguyên nhân triệu chứng biểu hiện.

Khái niệm vảy nến, á sừng

Vảy nến

Bệnh vảy nến là một bệnh ngoài da khá phổ biến có liên quan mật thiết đến chu kỳ sống của các tế bào da. Khi bị bệnh vảy nến, các tế bào da tăng sinh và chết đi rất nhanh, xây dựng lớp vảy dày màu bạc trên bề mặt của da, các vảy dày này có đặc điểm khô, dễ bong tróc, dễ nứt nẻ gây ngứa, chảy máu và đau đớn cho người bệnh.

Á sừng

Á sừng là tình trạng lớp da trên cơ thể chuyển hóa thành lớp sừng dở dang, tức là các tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa thực hiện chuyển hóa hết thành sừng. Lớp sừng này còn được gọi là lớp sừng non, sừng tạp, sừng bở…

Bệnh á sừng không nguy hại đến sức khỏe nhưng mang lại nhiều phiền toái cho hoạt động sinh hoạt, công việc của người bệnh. Tuy nhiên nếu được điều trị bằng phương pháp phù hợp sẽ sớm giúp bệnh dần ổn định, tiến đến điều trị dứt điểm.

Bệnh vảy nến á sừng là gì? nguyên nhân triệu chứng biểu hiện

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân bệnh vảy nến và á sừng cho đến nay vẫn chưa rõ, nhưng trong nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh có liên quan đến gen và rối loạn miễn dịch ở cơ thể người bệnh, có liên quan tới yếu tố di truyền hoặc thói quen dinh dưỡng, từ đó dẫn đến các tế bào da tăng sinh rất nhanh và bất thường. Ngoài ra, còn có một số yếu tố  nguy cơ sau đây:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên do liên cầu trùng như viêm họng, viêm amidan hoặc nhiễm HIV có thể gây khởi phát vảy nến á sừng.
  • Do xúc buồn phiền, stress, lo lắng, giận dữ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
  • Các chấn thương liên tục trên da hoặc da bị nhiễm độc nặng
  • Thời tiết lạnh hoặc ánh nắng mặt trời
  • Do dị ứng với một số loại thuốc chống sốt rét, thuốc cao huyết áp, thuốc kháng viêm…
  • Rượu và thuốc lá: làm nặng thêm bệnh vảy nến.
  • Đại đa số người mắc bệnh á sừng đều thiếu vitamin các nhóm A, C, D, E…

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Triệu chứng bệnh vảy nến á sừng

  • Triệu chứng bệnh vảy nến á sừng là lớp sừng chuyển hóa còn đang dang dở, chưa được chuyển hóa hết trên bề mặt của da.
  • Bệnh thường khởi phát về mùa Đông hoặc khi thời tiết hanh khô. Xuất hiện ở da đầu, mặt ngoài tứ chi, nếu nặng có thể phát ra toàn thân kèm theo sưng đau các khớp.
  • Vùng da bị tổn thương có vảy đỏ và vảy trắng dày phủ lên như sáp nến, nhiều lớp xếp chồng lên nhau, vảy rất dễ bong tróc và có kích thước to nhỏ khác nhau.
  • Bệnh á sừng thường xuất hiện ở da tay, đầu ngón tay, ngón chân, gót chân. Phần da này thường sưng tấy, khô rát, nứt nẻ sau đó bong tróc gây chảy máu, đau rát rất khó chịu.

Tác hại của bệnh vảy nến á sừng

Bệnh vảy nến á sừng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ có khả năng lây lan rộng, gây ra nhiều tác hại như:

  • Gây cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh gãi liên tục dẫn đến trầy xước, rất dễ bị bội nhiễm.
  • Khiến người bệnh cảm thấy tự ty, mặc cảm, ngại giao tiếp do bệnh gây mất thẩm mỹ.
  • Người bệnh thường xuyên bị mất ngủ do đau ngứa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Hình ảnh của vảy nến á sừng

Tổng hợp hình ảnh bệnh vảy nến á sừng ở cơ thể nam và nữ

 

Tổng hợp hình ảnh bệnh vảy nến á sừng ở cơ thể nam và nữ

 

Tổng hợp hình ảnh bệnh vảy nến á sừng ở cơ thể nam và nữ

 

Tổng hợp hình ảnh bệnh vảy nến á sừng ở cơ thể nam và nữ

5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44