Tổng hợp kinh nghiệm mẹo và cách chữa nứt nẻ chân tay

Tại sao chân tay hay bị khô, nứt nẻ?

Tay, chân là những bộ phận thường xuyên hoạt động và tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài. Chính vì lẽ đó, vào mùa lạnh, thời tiết khô hanh, đây là 2 bộ phận thường xuyên bị tình trạng nứt nẻ, khô ráp nhất. Ngoài ra, theo các bác sĩ Phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn, chân tay nứt nẻ còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như:

Do thói quen sinh hoạt hàng ngày: Việc tiếp xúc với quá nhiều nước nóng, máy sưởi, điều hòa hoặc không chăm sóc da thường xuyên sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da gây khô, nứt nẻ, nhăn.

Tuổi tác: Khi tuổi càng cao da chúng ta bị lão hóa và ngày càng trở nên mỏng hơn và khô hơn.

Thời tiết: Mùa đông hanh khô làm cho da tay da chân chúng ta nứt nẻ, thô ráp.

Mắc bệnh da liễu: Các bệnh viêm da cơ đại, vảy nến, á sừng, nước ăn chân tay, nấm móng chân móng tay… cũng có thể gây nứt nẻ chân tay.

Tổng hợp kinh nghiệm, mẹo và cách chữa nứt nẻ chân tay

Tổng hợp kinh nghiệm, mẹo và cách chữa nứt nẻ chân tay

Mật ong, dầu dừa

Dầu dừa có tác dụng nuôi dưỡng da từ sâu bên trong, chống khô da. Trong khi đó, mật ong còn giúp da tay, da chân chống lại các vi khuẩn có hại nhờ thành phần kháng khuẩn tự nhiên có trong mật ong. Nếu dùng 1 muỗng cà phê mật ong trộn thật đều với 2 muỗng dầu dừa đem thoa đều lên tay chân để dưỡng da sẽ tránh được nứt nẻ, bong tróc.

Chanh

Tính axit có trong quả chanh sẽ loại bỏ những vùng da chết, tái sinh làn da mới. Lượng vitamin C trong chanh còn giúp da sáng mịn hơn và là chất dưỡng ẩm tuyệt vời. Vì thế, để chữa nứt nẻ tay chân bạn chỉ cần pha nước cốt chanh với 1 chậu nước ấm rồi ngâm chân tay trong khoảng 15 phút, sau đó rửa với nước sạch.

Tổng hợp kinh nghiệm, mẹo và cách chữa nứt nẻ chân tay bằng chanh

Dầu oliu

Cho khoảng 4 muỗng canh dầu oliu vào một chiếc chậu vừa đủ, cho vào thêm khoảng 1 bát nước ấm, ngâm tay trong dầu khoảng 10 – 15 phút rồi lau hoặc rửa sạch lại bằng nước ấm. Ngoài ra, trước khi đi ngủ, bạn có thể thoa 1 lớp dầu oliu lên da tay. Phủ kín đôi tay với găng tay bông mỏng hoặc vớ bông. Sáng hôm sau thức dậy, bạn sẽ tạm biệt đôi bàn tay khô.

Nước muối loãng

Muối có tác dụng làm mềm da và sát khuẩn rất tốt. Mỗi tối, bạn có thể ngâm tay, chân để thư giãn và tẩy tế bào chết, tránh nguy cơ da khô, nứt nẻ, nhất là vào những ngày tiết trời khô hanh việc này là vô cùng cần thiết để bảo vệ làn da.

Bên cạnh đó, bạn hãy bỏ ra 10 phút hàng ngày để massage và dưỡng ẩm cho đôi tay, đôi chân của mình giúp cho làn da của bạn mềm mại và mịn màng hơn.

Tổng hợp kinh nghiệm, mẹo và cách chữa nứt nẻ chân tay bằng dầu dừa hoặc dầu oliu

Nha đam

Nha đam cũng là cách chữa khô da tay hữu hiệu. Bạn dùng 1 lá nha đam, lấy phần gel bên trong, chà xát đều vào 2 bàn tay, cách này sẽ giúp dưỡng da và làm da mịn màng. Đây cũng là một biện pháp khắc phục tại nhà tuyệt vời cho mọi vùng da khác trên cơ thể nếu bị khô nẻ.

Lòng đỏ trứng gà

Để dưỡng da tay bị khô, bạn dùng 1 lòng đỏ trứng gà, thoa đều vào lòng bàn tay, để yên mặt nạ này trong vòng 15 – 30 phút cho mặt nạ khô tự nhiên. Sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Cách này giúp khắc phục và chữa khô tay da tay nhanh chóng. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của làn da, mà có thể kéo dài thời gian đắp mặt nạ.

Bột ngô

Làm mềm tay nứt nẻ của bạn bằng cách trộn 1/4 chén bột ngô, 1 muỗng canh nước giấm táo đủ để tạo thành một miếng dán lỏng lẻo. Chà tay vào nhau khoảng 10 phút rồi mới rửa sạch chúng.

Tổng hợp kinh nghiệm, mẹo và cách chữa nứt nẻ chân tay bằng dầu thuốc ngâm rửa chân tay

Khi nào nên áp dụng tổng hợp kinh nghiệm, mẹo và cách chữa nứt nẻ chân tay

Trên đây là tổng hợp kinh nghiệm mẹo, và cách chữa nứt nẻ chân tay đơn giản bằng phương pháp tự nhiên có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo rằng nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến các cơ sở da liễu uy tín để khám và có hướng điều trị hợp lý.

Những kinh nghiệm, mẹo và cách chữa nứt nẻ chân tay đã nêu trên chỉ nên áp dụng cho những trường hợp nhẹ, vùng tổn thương nhỏ. Những trường hợp bệnh nặng, vùng tổn thương rộng, có dấu hiệu nứt nẻ, chảy máu thì bạn nên áp dụng những phương pháp điều trị khoa học khác như bằng thuốc uống, thuốc bôi ngoài da…

Đối với tình trạng bệnh tình cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ cho liều lượng thuốc tăng giảm khác nhau, thế nên khi cảm thấy tay chân có những dấu hiệu nứt nẻ người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kê đơn điều trị phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44