Viêm gan B,C lây qua đường nào?

Viêm gan B,C lây qua đường nào?

Con đường lây nhiễm bệnh Viêm gan B

Viêm gan B được biết đến là một căn bệnh có tốc độ lây truyền nhanh chóng, bệnh do virus HBV gây ra. Chính vì vậy, nhiều người thường cho rằng nó có thể lây truyền qua tiếp xúc tay chân, hơi thở, ăn uống chung,…Thực tế đây là những quan niêm sai lầm, Viêm gan B lây truyền qua các con đường như:

  • Mẹ truyền sang con: Phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan B có thể lây truyền cho con. Ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tỉ lệ lây nhiễm 1%, 3 tháng giữa chiếm tỉ lện 10% và tăng lên 70% khi mẹ mắc bệnh ở 3 tháng cuối thai kỳ. Sau sinh nếu không có biện pháp bảo vệ nguy cơ lây nhiễm lên đến 90%. Chỉ có 10-20% những em bé nhiễm virus viêm gan B từ mẹ may mắn sinh ra có thể tự phục hồi hoàn toàn, còn lại có nguy cơ bị viêm gan mạn tính rất cao.
  • Sinh hoạt tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm gan B, virus có thể lây nhiễm vô cùng nhanh chóng, kể cả quan hệ bằng hậu môn, bằng miệng đều có thể mắc bệnh.
  • Lây qua đường máu: Việc truyền máu (nếu người cho máu mang virus viêm gan B) cũng mắc bệnh.
  • Lây nhiễm qua tiếp xúc: Sử dụng chung kim tiêm, chích ngừa, lấy máu, dao cạo râu, kìm tỉa móng….trên cơ thể có vết thương hở, tiếp xúc với máu của người bệnh cũng dẫn đến nhiễm bệnh.

Viêm gan B,C lây qua đường nào? 1

Viêm gan C lây qua đường nào

Viêm gan C nguy hiểm không hề kém viêm gan B, một khi mắc bệnh nếu để lâu không điều trị cũng có nguy cơ cao biến chứng thành xơ gan và ung thư gan. Viêm gan C là bệnh do virus viêm gan C gây nên, bệnh lây truyền chủ yếu qua 3 con đường:

  • Quan hệ tình dục: Lây truyền Viêm gan C qua con đường quan hệ tình dục không an toàn không chiếm tỉ lệ cao như viêm gan B nhưng cũng không phải không có. Quan hệ tình dục đồng tính cũng có thể lây nhiễm bệnh.
  • Đường máu: Sử dụng chung bơm kim tiêm với người bệnh, tiếp xúc với dịch nhầy có chứa virus viêm gan C khi cơ thể có vết xước, truyền máu, xăm hình,… đều có nguy cơ cao mắc viêm gan C.
  • Mẹ truyền sang con: Viêm gan C lây truyền từ mẹ sang con với tỷ lệ khoảng 5%. Virus viêm gan C không tồn tại trong sữa mẹ nhưng các bà mẹ mắc viêm gan C không nên cho con bú trực tiếp vì nếu núm vú bị trầy xước có thể lây bệnh sang cho con, nên vắt sữa rồi cho con bú để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Viêm gan B,C lây qua đường nào? 2

Bệnh nhân viêm gan C không nên quá sợ hãi và lo lắng khi biết mình bị bệnh. Việc làm đầu tiên là cần đến ngay bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa gan có uy tín để được xét nghiệm và kiểm tra chuyên sâu, đánh giá chính xác tình trạng bệnh, từ đó có được phương án điều trị thích hợp.

Những vấn đề người bệnh viêm gan B, C cần lưu ý

Như trên đã chia sẻ, viêm gan B, C lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục, mẹ truyền sang con, đường máu. Vì vậy, người bệnh cần tránh để máu của mình dính vào cơ thể người thân và khi quan hệ tình dục phải có các biện pháp bảo vệ, không cho máu người khác, dùng chung vật dụng cá nhân,…

Với những người chưa miễn dịch với viêm gan B cần được tiêm phòng vacxin viêm gan B càng sớm càng tốt để có thể ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này.

Đối tượng mắc viêm gan B, C cần thăm khám điều trị theo chỉ định của bác sĩ, sau khi khỏi bệnh vẫn phải theo dõi khám bệnh 3 tháng 1 lần để kiểm tra tiến triển bệnh và có biện pháp khống chế ngay khi có bất thường.

Người bệnh cần từ bỏ việc sử dụng rượu bia vì rượu bia là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh viêm gan tiến triển nặng hơn.

Cần thiết lập lối sống khoa học, nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn. Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, nhất là rau xanh, trái cây, cá biển, ngũ cốc nguyên hạt, thịt trắng. Kiêng các chất kích thích, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ để làm giảm áp lực lên lá gan.

Viêm gan B, C là căn bệnh khó chữa nếu phát hiện sớm và điều trị ngay ở giai đoạn đầu thì tỉ lệ khỏi bệnh sẽ cao hơn. Vì vậy, khi phát hiện mắc bệnh người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám chữa trị ngay, tuyệt đối không được chủ quan bỏ qua hay tự ý điều trị tại nhà.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44