Chảy mủ ở tai có phải viêm tai giữa?

Chảy mủ ở tai trẻ em và người lớn có phải viêm tai giữa? là thắc mắc của không ít người bệnh và phụ huynh có con em rơi vào tình trạng này. Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm nhiễm lâu ngày trong tai giữa, khi bị viêm tai giữa ngoài cảm giác đau, ngứa rát sưng tấy tai sẽ có dịch mủ chảy ra. Mủ chảy ra thường có màu vàng đục, mùi hôi khó chịu.

Bệnh viêm tai giữa chảy mủ

Viêm tai giữa là một trong những căn bệnh thường gặp hiện nay, bệnh viêm tai giữa là tình trạng toàn bộ tai giữa: vòi tai, hang vị, màng nhĩ và chũm có vấn đề hoặc viêm nhiễm kết cấu bộ phận.

Bệnh viêm tai giữa chảy mủ là giai đoạn 2 của viêm tai giữa cấp sau giai đoạn xung huyết.

Viêm tai giữa cấp thường khởi phát trong thời gian ngắn, điển hình của viêm tai giữa cấp là sự ứ đọng dịch trong tai giữa và màng nhĩ, kèm theo triệu chứng nhiễm trùng tai, đau, chảy dịch.

Mủ xuất hiện trong tai giữa của người bệnh do tình trạng viêm nhiễm, tăng tiết dịch, ứ đọng lại trong tai, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng tấn công gây bệnh. Viêm tai giữa một khi mắc bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: thủng màng nhĩ, giảm thính lực, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm,…

Chảy mủ ở tai có phải viêm tai giữa? 1

Viêm tai giữa chảy mủ ở trẻ em thường xuất hiện ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Viêm tai giữa có mủ ở trẻ em xuất hiện khi trẻ bị viêm mũi, họng không được điều trị. Thời tiết thay đổi, nhất là nhiệt độ chuyển từ nóng sang lạnh. Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa nguyên nhân thường do bú sữa bị sặc hoặc mẹ cho bú không đúng tư thế sữa chảy vào ống tai gây viêm.

Viêm tai giữa có mủ ở người lớn xuất hiện ở mọi đối tượng, những người thường xuyên làm việc ở nơi ô nhiễm tiếng ồn máy móc hay khói bụi mà không được trang bị dụng cụ bảo hộ nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Cách điều trị viêm tai giữa chảy mủ hiệu quả ở trẻ em và người lớn

Như chia sẻ ở trên tình trạng chảy mủ ở tai trẻ em và người lớn cho thấy bạn bị viêm tai giữa. Bệnh viêm tai giữa một khi mắc phải nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh như: áp-xe não, viêm màng não, viêm não, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên, điếc, mất khả năng nghe,…

Hiện nay, bệnh viêm tai giữa được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau như: điều trị nội khoa dùng thuốc kháng sinh, các loại thuốc nhỏ tai để kháng sinh, tiêu viêm, rửa tai và giảm đau. Phương pháp can thiệp ngoại khoa với tình trạng bệnh viêm nặng, người bệnh mất sức nghe.

Ngoài ra, viêm tai giữa có thể được điều trị hiệu quả an toàn bằng thuốc Đông y hoặc các bài thuốc dân gian như phèn chua, rau diếp cá,…

Chảy mủ ở tai có phải viêm tai giữa? 2

Viêm tai chảy mủ Đông y gọi là bệnh “nùng nhĩ”, bệnh được chia ra làm hai thể cấp tính và mạn tính. Thể cấp tính người bệnh thường có sốt trong tai sưng đau, phù nề, thậm chí có mủ, chất mủ trắng hoặc xanh, vàng, có thể đặc, dính hoặc loãng, người bứt rứt khó chịu. Với thể mạn tính tai luôn trong tình trạng ẩm ướt, chảy mủ, có mùi hôi, sức nghe giảm, người bệnh cảm thấy đau tai, ù tai, chóng mặt.

  • Nguyên nhân sinh bệnh là do can, đởm hỏa nhiệt hoặc phong quấy rối gây nên. Vì vậy khi điều trị theo phương pháp Đông y sẽ:
  • Kích thích cơ thể tự đào thảo dịch mủ viêm ra ngoài, giúp tai khô, hết viêm, không chảy dịch mủ. Làm lành niêm mạc tai, khôi phục hoạt động của tai, cải thiện thính giác.
  • Điều trị bên trong sơ phong thanh nhiệt, bổ âm, giải độc, tiêu viêm, diệt khuẩn,
  • Thuốc điều trị viêm tai giữa bằng Đông y là thảo dược thiên nhiên nên khá an toàn, dễ sử dụng, điều trị không sợ tác dụng phụ, có thể dùng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, khi điều trị bằng Đông y người bệnh cần lưu ý tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền để thăm khám, cắt thuốc. Người bệnh không nên tự ý bốc thuốc, sử dụng thuốc bài bãi sẽ dẫn đến những tác dụng ngược, gây hại cho sức khỏe.

Viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Vậy bệnh viêm tai giữa ở người lớn và trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Câu trả lời của các bác sĩ đưa ra là có! Viêm tai giữa ở người lớn và trẻ sơ sinh sẽ vô cùng nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Những nguy hiểm mà bệnh viêm tai giữa có thể gây ra cho người lớn và trẻ sơ sinh có thể kể đến như:

  • Gây thủng màng nhĩ, giảm sức nghe của người bệnh: Do các dịch nhầy và mủ trong tai tích tụ ngày càng nhiều sẽ chèn ép màng nhĩ gây bít – thủng màng nhĩ khiến người bệnh đau nhức tai, không nghe rõ, chức năng nghe có chiều hướng xấu đi và có thể dẫn đến mất khả năng nghe tạm thời hoặc vĩnh viễn.
  • Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có thể làm tiêu xương, cọ xát lên bề mặt xương chũm, liệt dây thần kinh số 7…  khiến trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ và các kỹ năng cần thiết cho sự sống.
  • Gây viêm xương chũm và các biến chứng trong – ngoài sọ: Nếu bệnh viêm tai giữa ở người lớn và trẻ sơ sinh không được chữa trị kịp thời có thể khiến cho phần xương sọ nằm sau tai bị ảnh hưởng, gây viêm màng não, Apxe ngoài màng não… nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
  • Gây viêm mê đạo, liệt cơ mặt: Nếu các viêm nhiễm ở tai giữa xâm nhập vào tai trong sẽ dẫn đến chứng viêm mê đạo, gây ra hàng loạt các triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, đau nửa đầu, bồn chồn… Thậm chí viêm tai giữa ở người lớn và trẻ sơ sinh còn gây biến chứng liệt cơ mặt, méo mồm, xếch mắt…
  • Viêm tai giữa ở người lớn và trẻ sơ sinh còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm xương đá, đau sau hốc mắt, liệt dây thần kinh sọ, viêm mê nhĩ…

Bệnh viêm tai giữa ở người lớn và trẻ sơ sinh vô cùng nguy hiểm nên người bệnh nên chủ động đi khám hoặc các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời. Lúc này các bác sĩ sẽ chích rạch dẫn lưu mủ hoặc vệ sinh hốc tai sạch sẽ sau khi vỡ mủ. Nếu được điều trị sớm thì bệnh sẽ khỏi sau 1-2 tuần và không để lại di chứng.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44