Vôi hóa cột sống là gì? Triệu chứng dấu hiệu, nguyên nhân

Bệnh vôi hóa cột sống là gì?

Theo các bác sĩ, bệnh vôi hóa cột sống là tình trạng canci bị lắng đọng lại trên các dây chằng, tích tụ theo thời gian sẽ hình thành gai cột sống.

Vôi hóa cột sống thường xuất hiện trên những bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên khi cột sống bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa. Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Vôi hóa cột sống thường dẫn đến hình thành gai xương ở mặt sau hoặc bên trong cột sống. Khi bệnh tiến triển thường gây nhiều đau đớn cho người bệnh, thậm chí khi nặng lên còn có thể khiến người bệnh phải nằm liệt giường.

Đây là bệnh rất dễ gặp phải nên các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên tìm hiểu thông tin về bệnh vôi hóa cột sống là gì? Triệu chứng dấu hiệu nguyên nhân từ sớm để có cách phòng ngừa cũng như chủ động điều trị khi không may mắc phải.

Bệnh vôi hóa cột sống là gì? Triệu chứng dấu hiệu và nguyên nhân

Những triệu chứng dấu hiệu của vôi hóa cột sống

Để có thể nhận biết chính xác mình có bị vôi hóa cột sống hay không, bạn có thể căn cứ vào một số triệu chứng dấu hiệu của bệnh như:

Giai đoạn đầu: Có cảm giác đau nhẹ khi vận động mạnh, thường xuyên, đau giảm đi khi nghỉ ngơi. Nguyên nhân là do khi vận động, các gai va chạm, cọ xát vào dây chằng, rễ thần kinh và mô xung quanh gây đau. Ngoài ra, người bệnh còn bị cứng lưng khi ngủ dậy, phải mất nhiều thời gian mới vận động lại bình thường.

Giai đoạn sau: Có triệu chứng cứng khớp, tê mỏi, đau nhức lan xuống chi dưới và lưng trên, vận động khó khăn, không thể cúi xuống, xoay trái hay xoay phải. Thậm chí, người bệnh có thể bị rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác khi đi tiểu – đại tiện…

Đau lưng, đau vai gáy là một trong những triệu chứng dấu hiệu của vôi hóa cột sống

Nguyên nhân của bệnh vôi hóa cột sống lưng

Nguyên nhân do tuổi tác cao: Ở những người cao tuổi, bệnh vôi hóa cột sống có liên quan mật thiết đến quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Cột sống là vùng chịu nhiều lực tác động nhất nên quá trình thoái hóa ở đây diễn ra nhanh hơn.

Phụ nữ tiền mãn kinh: Do nội tiết tố thay đổi đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, cộng với việc thiếu hụt canci gây ra các vấn đề về xương khớp, trong đó có vôi hóa cột sống.

Người lao động nặng nhọc: Khi thường xuyên phải lao động nặng nhọc, cột sống sẽ chịu nhiều áp lực và tổn thương tích tụ theo thời gian nên dễ hình thành gai xương, vôi hóa cột sống.

Ngồi lâu, lười vận động: Những người làm công việc văn phòng, người lười vận động thường có nguy cơ cao bị vôi hóa cột sống. Bởi vì khi ngồi nhiều, lười vận động, ngồi sai tư thế khiến cột sống bị tổn thương, đẩy nhanh quá trình thoái hóa

Vôi hóa cột sống có liên quan đến yếu tố tuổi tác

Nguyên nhân di truyền: Những người có gia đình bị mắc bệnh vôi hóa cột sống cũng có nguy cơ cao mắc bệnh vì cấu trúc gen di truyền tương tự nhau.

Do chấn thương cột sống: Những chấn thương, va chạm gây tổn thương cột sống cũng có thể hình thành vôi hóa cột sống. Bởi vì khi bị chấn thương, cơ thể sẽ tự sinh ra canci để bồi đắp vào cột sống, làm chúng dầy lên, lâu dần hình thành vôi hóa.

Lối sống không lành mạnh, chế độ dinh dưỡng kém: Lối sống và chế độ dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bệnh vôi hóa cột sống. Có thể thấy, những người bị thiếu canci sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường …

Nguyên nhân do bệnh lý: Vôi hóa cột sống cũng có thể biến chứng từ những bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… nếu không được chữa trị ngay từ đầu.

Lao động nặng nhọc, sai tư thế cũng gây vôi hóa cột sống

Phương pháp điều trị bệnh vôi hóa cột sống

Khi phát hiện sớm những triệu chứng dấu hiệu của vôi hóa cột sống, người bệnh nên chủ động đi khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị kịp thời. Hiện nay có khá nhiều phương pháp chữa vôi hóa cột sống như:

Điều trị bằng thuốc

Thuốc thường có tác dụng cải thiện các triệu chứng đau nhức thông thường, làm chậm quá trình hình thành gai cột sống, giảm sự chèn ép dây thần kinh bên trong.

Vôi hóa cột sống gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Điều trị bằng vật lý trị liệu

Đây là phương pháp cũng được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn vì tính an toàn và hiệu quả cao. Đặc biệt, phương pháp này kết hợp với sử dụng thuốc Đông y càng làm tăng khả năng hồi phục cho người bệnh. Những phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng có thể kể đến như kích thích điện trị liệu, nhiệt trị liệu, sóng ngắn, hồng ngoại cùng các bài tập bổ trợ khác.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44