Mục lục nội dung
Bệnh đau cơ là gì?
Đau cơ là một trong những triệu chứng mà hầu như tất cả mọi người đều đã từng trải qua. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về cơ xương khớp, nhưng cũng có thể chỉ là dấu hiệu cơ thể mệt mỏi thông thường xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính.
Bạn có thể bị đau cơ ở một phạm vi nhỏ nhưng cũng có thể bị đau ở toàn bộ cơ thể. Các cơn đau đi từ nhẹ đến dữ dội khiến bạn vô cùng khó chịu. Bệnh đau cơ có thể xảy ra trong thời gian ngắn nhưng cũng có những trường hợp bị đau cơ kéo dài đến vài tuần, thậm chí vài tháng, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, không thể vận động, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
Nguyên nhân gây bệnh đau cơ
Các bác sĩ cho biết, bệnh đau cơ do nhiều nguyên nhân gây ra nên các nhà nghiên cứu đã tổng hợp và chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính, đó là nhóm bệnh lý và nhóm sinh lý. Cụ thể là:
Nguyên nhân bị đau cơ do bệnh lý:
- Cơ thể thiếu canxi, thiếu vitamin D: Khi cơ thể bị thiếu canxi và Vitamin D sẽ dẫn đến một số bệnh về xương khớp như loãng xương, thoái hóa xương khớp… dẫn đến người bệnh thường xuyên đau nhức cơ bắp, mỏi chân tay, móng tay – móng chân dễ gãy, cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu sinh khí.
- Suy tĩnh mạch: Đây là hiện tượng mà các tĩnh mạch bị căn giãn quá mức dẫn đến chèn ép các dây thần kinh và mạch máu, điều này khiến cho lượng máu đi nuôi dưỡng các cơ, khớp bị giảm đi, cho nên người bệnh thường hay có cảm giác đau cơ, nhức mỏi tay chân.
- Mắc bệnh về cơ xương khớp: Gồm có các bệnh như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa, viêm khớp, ung thư xương… Những bệnh này thường đi kèm tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy và đau mỏi cơ bắp ở các vị trí như thắt lưng, vai gáy, cổ, tay, chân, đùi…
- Do chấn thương: Những tổn thương xương khớp, tụ máu… cũng khiến cho người bệnh bị đau cơ xương khớp, kèm theo loạn trương lực cơ, chuột rút…
- Các bệnh lý khác: Các bệnh như tiểu đường, thiếu máu não, viêm đa dây thần kinh, xơ vữa động mạch, bệnh gan – thận, các hội chứng đau xơ – đau cân cơ… cũng khiến người bệnh bị đau cơ.
- Tác dụng của thuốc: Các loại điều trị như thuốc giảm đau, hạ sốt… cũng có thể khiến người bệnh bị đau cơ.
Nhóm nguyên nhân sinh lý:
Do người bệnh phải lao động nặng nhọc quá nhiều, vận động quá sức, do nằm hoặc ngồi lâu, nằm hoặc ngồi sai tư thế, không khởi động kỹ cơ bắp trước khi chơi thể thao… cũng là nguyên nhân gây đau cơ.
Triệu chứng dấu hiệu của bệnh đau cơ
- Đau nhức sâu tại cơ: Bạn thường cảm thấy bị đau nhức sâu tại vùng cơ, nhất là những nhóm cơ thường xuyến được sử dụng như cơ lớn ở chân, cơ vùng chậu, cơ vai trên, co tay…
- Nóng rát: Nếu bị đau cơ do bệnh lý, người bệnh sẽ có cảm giác nóng ran ở các vị trí như thắt lưng, cổ, vai gáy, mặt sau đùi, bắp chân…
- Kiệt sức: Người bệnh có cảm giác tay và chân rất nặng nề, cơ thể gần như cạn kiệt năng lượng.
- Mất ngủ: Bệnh đau cơ thường dẫn đến chứng mất ngủ, không ngủ được do các cơn đau nhức khó chịu cứ kéo đến.
- Nhạy cảm với các kích thích: Bạn trở nên nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng và các kích thích chạm vào cơ thể.
- Cứng khớp: Người bệnh thường sẽ có các triệu chứng cứng khớp, đau khớp mỗi khi thức dậy vào buổi sáng.
- Đau đầu: Đôi khi ngừi bệnh sẽ bị đau đầu hoặc đau nửa đầu. Dấu hiệu triệu chứng của bệnh đau cơ này thường gặp ở những người mắc chứng đau cơ xơ hóa.
Những phương pháp có thể dùng để điều trị bệnh đau cơ
Các bác sĩ cho biết, bạn có thể lựa chọn điều trị bệnh đau cơ bằng một số phương pháp như sau:
- Sử dụng thuốc: Có thể là thuốc Đông y hoặc Tây y có cộng dụng giảm đau, an thần, điều hòa việc ngủ, cằng cường trao đổi chất cho cơ thể, bổ sung dưỡng chất cho cơ, xương khớp.
- Châm cứu, bấm huyệt: Tùy vào những nguyên nhân gây bệnh đau cơ mà các bác sĩ sẽ sử dụng những liệu pháp châm cứu, bấm huyệt khác nhau. Mục đích là để lưu thông khí huyết, giảm đau nhức…
- Vật lý trị liệu: Bao gồm các liệu pháp chiếu đèn hồng ngoại, nhiệt trị liệu, quang trị liệu, sóng trị liệu…
- Liệu pháp xoa bóp, mát xa: Giúp thư giãn vùng cơ bị đau, hoặc người bệnh cũng có thể chườm nóng – lạnh để giảm đau.
Trên đây là những thông tin về bệnh đau cơ là gì? Triệu chứng dấu hiệu nguyên nhân. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân
Chúc bạn mạnh khỏe!