Kinh nghiêm và mẹo chữa bệnh viêm mũi dị ứng hay trong dân gian

Kinh nghiêm chữa bệnh viêm mũi dị ứng hay trong dân gian

Theo các bác sĩ, có khá nhiều bài thuốc và phương pháp trị bệnh viêm mũi dị ứng trong dân gian mang lại hiệu quả cao, có thể dẫn ra một số ví dụ điển hình như:

  • Bài thuốc 1: Hoa Ngũ Sắc tím tươi, lá Khế tươi, lá Bạc Hà tươi. Tất cả đem rửa sạch, nghiền nát, rồi đem gói vào tấm băng gạc để nhét vào lỗ mũi, mỗi bên để 15 phút thì lấy ra.
  • Bài thuốc 2: Hoa Ngũ Sắc tím tươi lấy 10 cái, đem rửa thật sạch rồi nghiền nát, ngâm với 10ml cồn. Sau đó lọc qua gạc sạch lấy nước cốt. Dùng bông thấm nước cốt này rồi đặt vào lỗ mũi, mỗi bên 10 phút.
  • Bài thuốc 3: Lá Nga Bất Thực Thảo rửa thật sạch, giã nát rồi gói lại trong tấm gạc sạch, nhét vào lỗ mũi, mỗi bên 10 phút.
  • Bài thuốc 4: Lá Nga Bất Thực Thảo, Tân Di, đem sắc lấy nước, sau đó lọc qua gạc sạch rồi nhỏ vào lỗ mũi. Thực hiện cách này mỗi ngày ba lần.

Hoa Ngũ Sắc có thể dùng để chữa viêm mũi dị ứng

  • Bài thuốc 5: Kim Ngân Hoa, Ké Đầu Ngựa, Bèo Cái Tía, đem sắc với 300 ml nước đến khi còn ½ thì lấy ra chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc 6: Tân Di, Ké Đầu Ngựa, Bạch Chỉ, Hành. Tất cả đem rửa sạch, phơi khô, rồi tán bột mịn, sau đó trộn với một chút Thạch Cao, Băng Phiến và Lô Cam Thạch. Mỗi ngày dùng bông y tế chấm bột thuốc vào mũi vào hai buổi trưa và tối trước khi đi ngủ. Lưu ý là cần rửa sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý trước khi thực hiện.
  • Bài thuốc 7: Lấy tinh dầu tỏi hòa với mật ong, dùng để nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc 8: Tân Di, Trứng Gà. Bạn cho Tân Di vào nấu với 2 bát nước đến khi cạn còn 1 nửa thì cho trứng gà đã luộc sẵn vào đun chung. Khi sôi thì lấy ra, uống nước và ăn trứng.
  • Bài thuốc 9: Óc lợn 1, trứng gà. Trộn chung óc lợn và trứng lại, thêm một chút đường phèn và rượu rồi hấp chín. Ăn khi còn nóng để chữa viêm mũi dị ứng.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng quả ké đầu ngựa

Kinh nghiêm và mẹo chữa bệnh viêm mũi dị ứng hay trong dân gian không dùng thuốc

  • Cách 1: Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi, sau đó ấn đẩy lên xuống đều đặn tại hai huyệt Nghinh Hương nằm ở sát cạnh cánh mũi. Khi thực hiện cần kết hợp với hít vào mạnh, tắc bên nào hít mạnh bên đó rồi thở ra đường miệng. Nếu hai lỗ mũi vẫn còn tắc có thể dùng ngón trỏ và ngón tay cái cùng bên cầm vào chóp mũi lắc qua lắc lại, đồng thời hít mạnh cho đến khi thông tắc.
  • Cách 2: Lấy 1 tép tỏi giã nát, đắp vào huyệt Dũng Tuyền vào mỗi buổi tối.

Để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn nên kết hợp các bài thuốc và các phương pháp không dùng thuốc với nhau.

Để việc chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng đạt hiệu quả cao và nhanh chóng, tốt nhất chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện. Dựa vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh ở mỗi người mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý nhất.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng Tỏi

Chúc bạn khỏe mạnh!

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44