Bệnh chàm khô là một chứng bệnh ngoài da phổ biến, thường xuất hiện vào mùa lạnh. Chàm khô gây ra tình trạng da bị khô, nứt nẻ, bong tróc nhiều, rất ngứa da và đau, rát. Bệnh thường xuất hiện ở vùng mặt, ngón tay, hay kẽ tay… Nếu người bệnh càng gãi thì lại càng cảm thấy ngứa, còn có thể gây ra tình trạng bội nhiễm, nhiễm trùng. Vậy bệnh chàm khô có nguy hiểm không? Bài viết sau đây sẽ cho bạn câu trả lời thỏa đáng, mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
Những vị trí bệnh chàm khô hay xuất hiện
Bệnh chàm khô là một căn bệnh ở ngoài da khá phổ biến, nó có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào ở trên cơ thể và mọi lứa tuổi. Bệnh chàm khô thường hay xảy ra vào mùa đông, lúc thời tiết hanh khô. Khi mắc bệnh thường có một số triệu chứng cụ thể như:
- Vết chàm khô xuất hiện ở mặt.
- Xuất hiện các ngón tay, kẽ tay.
- Ở chân, ngón chân hoặc mu bàn chân.
- Bệnh cũng thường xuất hiện ở những nang lông.
Một số triệu chứng của bệnh chàm khô
Bệnh chàm khô là một căn bệnh ngoài da, và có một số biểu hiện dễ nhận biết như:
- Ở giai đoạn đầu của bệnh: Ở trên bề mặt da bị tổn thương sẽ thường xuất hiện mẩn đỏ sưng tấy. Từ những mụn nhỏ li ti lâu ngày sẽ phát triển thành các mụn nước.
- Sau đó sẽ có hiện tượng bị ngứa da, càng gãi càng ngứa.
- Mụn nước thường xuất hiện với những kích thước to nhỏ khác nhau, có khi các bọc mụn nước sẽ tập trung lại thành một mảng dày trên da.
- Khi người bệnh gãi se khiến các mụn nước này bị vỡ ra và chảy dịch. Ở những chỗ bị vỡ mụn sẽ hình thành các mảng chàm lô nhô.
- Sau đó sẽ hình thành nên một lớp vảy bong tróc, khô da từ những nốt mụn nước trước đó.
- Nếu như để lâu và không chữa trị kịp thời đúng cách sẽ để lại các vết sẹo lồi lõm cho người bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô
- Những người bị mắc bệnh chàm khô thường bị rối loạn nội tiết tố, có vấn đề về tiêu hóa hay bị rối loạn thần kinh.
- Người có tiền sử mắc một số bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang.
- Bị dị ứng với một số loại thức ăn.
- Tiếp xúc với một số hóa chất dễ gây dị ứng như chất tẩy rửa, xà phòng, chất hóa học.
- Bệnh chàm khô có tính di truyền, nếu trong gia đình có người bị bệnh chạm khô thì con cái cũng dễ bị mắc bệnh này.
Bệnh chàm khô có nguy hiểm không?
Bác sĩ Ngoan cho biết bệnh chàm khô là một căn bệnh khá phổ biến và có mức độ nguy hiểm cao hơn các loại chàm khác. Bệnh chàm khô không gây nguy hiểm tới tính mạng của con người nhưng sẽ gây một số ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và ngoại hình thẩm mỹ của người bệnh.
Hơn nữa bệnh nếu như để lâu không được điều trị sẽ càng khó chữa và có thể sẽ gây ra một số các hậu quả nghiêm trọng như :
- Người bệnh bị ngứa gãi nhiều quá có thể gây nên các vết loét và khiến lây lan ra những vùng da khác, có thể bị nhiễm trùng và làm cho bệnh nặng hơn.
- Những vùng da bị mẩn ngứa, khô, bong tróc khiến cho người bệnh rất khó chịu, và không thể tập trung vào học tập, công việc, khiến cho chất lượng học tập, công việc bị sa sút.
- Ngứa, đau rát cũng có thể làm cho người bệnh bị mất ngủ, mệt mỏi, trầm cảm, khó chịu gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Một số thói quen để phòng ngừa và hạn chế diễn tiến của bệnh
Như bác sĩ Nguyễn Thùy Ngoan đã cho biết ở trên, bệnh chàm khô là một căn bệnh khá nguy hiểm và cần phải điều trị kịp thời. Ngoài việc chữa bệnh bằng thuốc, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý mới giúp bệnh nhanh khỏi. Căn bệnh khá nguy hiểm nên các bạn phải phòng bệnh hơn chữa bệnh, để tránh bị mắc bệnh. Dưới đây là mốt số các thói quen đơn giản dễ thực hiện lại có hiệu quả cao giúp bệnh nhanh khỏi cũng như trong việc phòng bệnh:
- Nên tắm bằng nước ấm ở nhiệt độ vừa phải, không nên tắm quá lâu và không được tắm bằng nước quá nóng.
- Nên thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm để tránh tình trạng da bị khô nứt nẻ.
- Hạn chế tiếp xúc với các chất hóa học như xà phòng, chất tẩy rửa, đồ trang sức, nước hoa. Nên đeo găng tay khi rửa bát, giặt quần áo.
- Tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng và kích ứng da.
- Nên mặc quần áo rộng rãi thoải mái.
- Đeo găng tay, quần áo bảo hộ khi phải tiếp xúc với các loại hóa chất, vì tính chất của công việc.
- Bị stress căng thẳng cũng là yếu tố kích thích gêy nên bệnh chàm khô vì vậy bạn nên ngồi thiền, tập thể dục, yoga, vận động nhẹ để sức khỏe cùng tinh thần được nâng cao hơn.