Cây Đinh Lăng những tác dụng chữa bệnh thần kỳ ít ai biết

Đinh lăng hay còn gọi là nam dương sâm là một loài cây nhỏ thuộc về chi đinh lăng của họ cuồng cuồng. Cây thường được làm cảnh và dùng thuốc trong y học cổ truyền. Tất cả các bộ phận của đinh lăng đều có tác dụng làm thuốc.

Cây đinh lăng là gì

Cây đinh lăng được mệnh danh là nhân sâm của người nghèo. Với những tác dụng chữa bệnh thần kì của nó.

Theo y học cổ truyền rễ cây đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, giúp thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết rất tốt. Đặc biệt, toàn bộ các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể làm thuốc được:

Cây Đinh Lăng những tác dụng chữa bệnh thần kỳ ít ai biết 1

  • Lá đinh lăng thường được uống dưới dạng sắc, rượi ngâm hoặc bột khô để chữa ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa, chữa kiết lỵ, suy  nhược cơ thể,…

  • Rễ có tác dụng giúp thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, sự dẻo dai, tăng sức chịu đựng.

Những tác dụng chữa bệnh thần kỳ ít ai biết của cây đinh lăng

  • Chữa lười hoạt động, mệt mỏi:

Rễ đinh lăng phơi khô, thái mỏng đủ 15gam. Sắc với 300ml nước, đun sôi khoảng 15p. Chia ra uống 2-3 lần trong 1 ngày.

  • Trị tắc tia sữa, căng vú sữa:

Lấy 30-40 gam rễ đinh lăng. Sắc với 500ml nước đến khi còn 250ml. Uống khí nước còn ấm ngay sau khi sắc. Uống liền 2-3 ngày để chữa bệnh nhức vú, sau đó sữa chảy bình thường.

  • Chữa lành vết thương, trị sưng đau cơ khớp.

giã nát lá đinh lăng đắp đều lên vết thương sẽ mau chóng lành. Hoặc đơn giản nhất là lấy 1 lá đinh lăng nhai nhỏ rồi đắp lên, chỉ một lát sau đã ngừng chảy máu, vết rách khép lại.

  • Trị phong thấp gây tê nhức tay chân, đau mỏi lưng gối:

Sử dụng thân và cành đinh lăng từ 20-30 gam, kết hợp với 1 số thảo dược khác: 10g rễ cây xấu hổ, lá lốt, bưởi bung và cúc tần. Sắc 600ml đến khi còn 300ml, chia ra uống 3 lần trong ngày.

  • Chữa chứng thiếu máu:

Rễ đinh lăng, hoàng tinh, thục địa, hà thủ ô mỗi loại 100g và 20g tam thất. tất cả tán bột trộn đều, mỗi ngày lấy ra 100g sắc uống.

  • Trị sốt lâu ngày gây ho, nhức đầu, nước tiểu vàng, đau tức ngực.

30g rễ, cành đinh lăng tươi, 10g võ quýt, 10g vỏ hoặc lá chanh, 20g lá tre tươi, 20g rễ cành lá sài hồ, 30g rau má, 20g chua me đất, 30g cam thảo dây( hoặc có thể thay thế cam thảo đất)..

Tất cả cắt nhỏ, cho vào ấm đổ đầy nước, ấn chặt, sắc đến khi còn 250ml, chia ra thành 3 lần uống trong ngày.

  • Trị liệt dương:

Rễ đinh lăng, ý dĩ, hoài sơn, hà thủ ô, hoàng tinh, long nhãn, kỷ tử, và cám nếp mỗi vị 12g, cao ban long và trâu cổ mỗi vị 8g, sa nhân 6g. Tất cả thành một tháng sắc thuốc uống.

  • Bồi bổ sức khỏe sản phụ, người mới ốm dậy.

Phụ nữ sau sinh và người ốm dậy cơ thể còn yếu, có thể dùng lá đinh lăng nấu canh thịt hoặc cá để bồi bổ , có tác dụng như nhân sâm nhưng an toàn hơn.

Cây Đinh Lăng những tác dụng chữa bệnh thần kỳ ít ai biết 2

  • Phòng chứng co giật ở trẻ em:

Lá đinh lăng cả già lẫn non phơi khô, nhét vào gối hoặc trải trên giường cho bé nắm. Cách này giúp bé ngủ ngon , không giật mình và ra mồ hôi.

  • Trị ho lâu ngày không dứt

Dùng 8g mỗi vị gồm: rễ đinh lăng, nghệ vàng, rễ cây râu,đậu săn, bách hộ và rau tần dày lá, 6g củ xương bồ, 4g gừng khô và 600ml nước. Sắc đến khi còn 250ml, chia ra uống 2 lần trong ngày lúc còn nóng.

  • Trị gout, đau lưng, tê khớp, mỏi gối

Lấy 20-30g thân cành đinh lăng( có thể bổ sung các vị như cúc tần, xấu hổ và cam thảo dây) mang sắc nước chia ra uống nhiều lần trong ngày.

  • Trị chứng mất ngủ:

Dùng lá đinh lăng 24g, lá vông 20g,tang diệp 20g, liên nhục 16g và tâm sen 12g. Sắc với 400ml nước tới khi còn 150ml, chia ra uống 2 lần trong ngày.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44