Đau bụng bên trái là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau bụng bên trái là triệu chứng có thể xảy ra với tất cả chúng ta. Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ hay xuất hiện đột ngột và đau dữ dội. Tùy thuộc vào mức độ và vị trí xuất hiện mà cơn đau bụng bên trái có thể biểu hiện cho nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau.

Tìm hiểu về dấu hiệu đau bụng bên trái

Đau bụng với nguyên nhân nào cũng không nên chủ quan, đặc biệt với triệu chứng đau tức bụng bên trái thì phải càng cẩn trọng. Ở mỗi bệnh nhân, dấu hiệu đau bụng bên trái sẽ có sự khác nhau nhất định, dựa vào đây có thể giúp bác sĩ chuẩn đoán được chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh lý.

Vị trí cơn đau khá đa dạng: có thể là đau bụng bên trái cạnh sườn, đau bụng bên trái ngang rốn, hay đau bụng dưới bên trái gần háng…

Cùng với đó, thời điểm xuất hiện cũng là vấn đề mà bệnh nhân cần chú ý. Nếu như đa phần triệu chứng đau bụng trái xuất hiện đột ngột, thì một số khác lại bị đau bụng bên trái khi mang thai, khi tới chu kỳ kinh nguyệt, hay quan hệ xong bị đau bụng dưới bên trái…

Dấu hiệu đi kèm: đau bụng dưới bên trái và đau lưng, sốt, buồn nôn, đầy hơi, mệt mỏi, có hiện tượng quặn thắt bụng…

Đau bụng bên trái là bệnh gì?

Vùng bụng bên trái là nơi chứa đựng nhiều cơ quan, bộ phận quan trọng, chính vì vậy khi xuất hiện cơn đau cũng đồng nghĩa với việc đang có tổn thương xảy ra tại đây. Triệu chứng đau bụng bên trái có thể cảnh báo bạn đang đối mặt với một số bệnh lý như:

  • Các bệnh về hệ tiêu hóa

Hầu hết cảm giác đau bụng bên trái phía trên thường cảnh báo các bệnh lý của dạ dày. Đau dữ dội, dai dẳng kèm theo triệu chứng buồn nôn có thể là dấu hiệu của viêm hoặc đau dạ dày. Đau rát dữ dội hơn khi đói có thể là loét dạ dày.

Ngoài ra, một số bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp khác như viêm túi thừa, chứng táo bón, viêm ruột già, viêm đại tràng, bệnh viêm đường ruột, thoát vị bẹn…. đều có thể gây nên những cơn đau bụng bụng dưới bên trái một cách đột ngột.

Đau bụng bên trái là bệnh gì? Nguy hiểm không? 1

  • Bệnh lý tại hệ sinh sản

Ở nam giới, những cơn đau vùng bụng bên trái xảy ra đột ngột hay quan hệ xong bị đau bụng dưới bên trái có thể xuất phát từ: nhiễm trùng đường tiểu, viêm túi tinh, viêm tuyến tiền liệt, xoắn tinh hoàn, ung thư tinh hoàn…

Ở nữ giới, những cơn đau bụng dưới bên trái gần háng là dấu hiệu nhắc nhở bạn nên đi khám phụ khoa ngay bởi rất có thể bạn đang mắc phải những bệnh liên quan đến hệ sinh sản như: sảy thai, mang thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung…

Đau bụng bên trái là bệnh gì? Nguy hiểm không? 2

Tuy nhiên, với một số chị em bị đau bụng bên trái khi mang thai có thể không cần quá lo lắng bởi đây có thể là do sự tăng trưởng của bé, tử cung nghiêng về phía bên phải, táo bón khi mang thai…

  • Bệnh lý hệ bài tiết

Đau vùng bụng dưới bên trái cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị đau thận trái. Liên quan đến một số bệnh lý về thận như sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm bể thận, hay bệnh nhiễm trùng đường tiểu…

Với các triệu chứng đặc trưng như các cơn đau quặn bụng bên trái, kèm theo tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu ra máu, lượng nước tiểu ít hoặc thất thường, mệt mỏi, sốt, buồn nôn, nôn mửa…

Đau bụng bên trái có nguy hiểm không?

Với những bệnh lý đã chia sẻ, có thể nhận thấy triệu chứng đau vùng bụng bên trái là vô cùng nguy hiểm. Không đơn thuần là việc gây nên những cơn đau nhói, đau âm ỉ hay thậm chí là đau dữ dội liên tục ở vùng bụng trái, những bệnh lý tại vị trí này nếu không được điều trị kịp thời sẽ còn gây biến chứng làm giảm sút sức khỏe nhanh chóng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Do đó, khi gặp phải hiện tượng này, bệnh nhân không nên có tâm lý chủ quan, bỏ mặc mà cần đi thăm khám ngay để có hướng điều trị thích hợp. Bệnh nhân nên lựa chọn đến các địa chỉ uy tín, để được khám chữa hiệu quả, sớm loại bỏ cơn đau bụng trái phiền toái này.

Trên đây là một số thông tin giải đáp về triệu chứng đau bụng bên trái là bệnh gì, có nguy hiểm không. Hy vọng đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất, giúp bạn sớm nhận biết và điều trị hiệu quả. Chúc bạn sức khỏe!

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44