Đau gót chân là bệnh gì? Cách điều trị

Đau gót chân do nhiều nguyên nhân gây ra. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại, triệu chứng đau nhức này còn là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm mà người bệnh cần phải tiến hành điều trị ngay.

Đau gót chân là bệnh gì?

Đau gót chân thường thấy nhất ở những người từ độ tuổi trung niên trở lên. Cơn đau xuất hiện ở vùng mặt dưới gót chân, đau nặng hơn khi người bệnh đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc khi đang ngồi chuyển sang đứng. Ở một số khác, cơn đau có thể lan sang cả vùng mắt cá chân.

Khi gặp phải tình trạng đau gót chân, có thể bệnh nhân đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe sau đây:

Viêm cân gan chân

Là một trong những căn bệnh chủ yếu dẫn đến tình trạng đau gót chân. Nguyên nhân là do cân gan chân bị thoái hóa, mất đi sự mềm dẻo và trở nên chai cứng. Viêm cân gan chân không được hỗ trợ điều trị sẽ chuyển sang mạn tính với mức độ nguy hiểm cao hơn, gây nên một số bệnh lý ở bàn chân, đầu gối gây đau đớn và đi lại khó khăn.

Gai xương gót

Là bệnh lý hình thành thêm xương ở rìa do hiện tượng bù đắp canxi của cơ thể tại nơi bị tổn thương. Vị trí mọc gai ở gót chân. Các gai xương này không gây đau nhưng khi có xuất hiện các phản ứng viêm ở các mô sẽ làm ảnh hưởng và gây nên những cơn đau nhức dữ dội tại gót chân.

Đau gót chân là bệnh gì? Cách điều trị 1

Viêm gân gót

Đau gót chân còn là dấu hiệu của căn bệnh viêm gân gót. Phản ánh phần gân nối liền giữa xương gót chân với cơ bắp chân hoạt động quá mức gây nên căng giãn và sưng nền gân gót chân.

Suy tĩnh mạch chi dưới

Là bệnh lý suy giảm chức năng của các tĩnh mạch. Các tĩnh mạch bị giãn sẽ kéo theo sự gia tăng áp lực máu trong xương gót chân và gây đau. Cơn đau có thể lan rộng đến cả vùng bắp chân, đầu gối.

Lưu thông máu kém

Thường được kết hợp với một vết thương cũ có thể đã xảy ra ở phần dưới cơ thể. Khi chấn thương này không được điều trị hiệu quả nó sẽ gây nên tình trạng lưu thông máu kém, thậm chí tắc nghẽn lưu thông máu trong cơ thể. Từ đó ảnh hưởng đến việc cung cấp máu đến gót chân và gây đau tại vị trí này.

Điều trị đau gót chân thế nào hiệu quả?

Đau gót chân không chỉ gián đoạn sinh hoạt, đi lại khó khăn mà cả sức khỏe về lâu dài của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Đặc biệt, bệnh rất dễ tái phát nếu không được điều trị tận gốc.

Ngay từ xa xưa, để chữa trị đau gót chân hiệu quả, đã có rất nhiều biện pháp được áp dụng, trong đó có thể kể đến như:

Châm cứu bấm huyệt

Đây là phương pháp được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn khi bị đau gót chân. Không những chữa được đau gót chân, biện pháp còn có công dụng tăng cường tuần hoàn máu. Tuy vậy, việc châm cứu và bấm huyệt đòi hỏi độ chính xác cao, do đó bạn nên tìm đến những địa chỉ uy tín.

Bài thuốc từ rễ cây cà

Rễ cây cà (cà tím, cà pháo, cà bát… đều được) sử dụng lượng vừa đủ, phơi khô trong 2-3 ngày, sắc lấy nước đặc dùng để ngâm chân ngày ngày trong vòng 40-60 phút. Sử dụng 1-2 lần mỗi ngày.

Bài thuốc từ đậu phụ

Cho đậu phụ vào nồi hấp cách thủy thật nóng rồi đủ ra chậu. Đặt hờ bàn chân ở phía trên để xông hơi, khi đậu phụ nguộn hơn thì hạ chân xuống trên đậu phụ để chườm. Đậu phụ nguộn thì lạp hấp nóng và tiếp tục chườm. Lặp lại từ 3-5 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Đau gót chân là bệnh gì? Cách điều trị 2

Bài thuốc từ xương rồng gai

Sử dụng một đoạn xương rồng gai, loại bỏ hết gai, tách làm hai mảnh. Buổi tối trước khi đi ngủ rửa  chân lau khô, sau đó sử dụng miếng xương rồng đắp trùm lên chỗ đau ở gót chân, dùng vải cố định trong 12 giờ, qua ngày hôm sau lại thay miếng xương rồng khác, lặp lại liên tục trong vòng 7 ngày.

Bài thuốc từ rễ cây đỗ tương

Sử dụng 500g sắc kỹ rồi ngâm chân hàng ngày trước khi đi ngủ trong khoảng 40-60 phút.

Bài thuốc từ dấm ăn

Đun nóng 2 lít dấm ăn tới khi ấm, đổ ra chậu rồi ngâm chân trong khoảng 30-60 phút. Trong lúc ngâm, dấm nguội thì nên đun lại. Tiến hành trong vòng 10-15 ngày bệnh nhân sẽ bắt đầu thấy đỡ đau, ngâm liên tục trong vòng một tháng để thấy hiệu quả rõ rệt hơn.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề đau gót chân là bệnh gì cũng như cách chữa trị hiệu quả. Hy vọng đã có thể mang đến bạn những thông tin bổ ích.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44