Bệnh chàm môi: Dấu hiệu nhận biết và thuốc chữa

Bệnh chàm môi (Cheilite Simple) là một bệnh lý về da rất nhiều người mắc phải và không phân biệt độ tuổi. Đây là hiện tượng da vùng môi bị viêm nhiễm và xuất hiện các vết chàm trên môi và xung quanh miệng của người bệnh. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu, đau đớn mà nó còn làm cho người bệnh cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Vậy có cách nào điều trị và chữa bệnh chàm môi tận gốc không? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Dấu hiệu của bệnh chàm môi

Hiện nay, có khá nhiều người đang bị nhầm lẫn giữa tình trạng nứt nẻ, khô môi với bệnh chàm môi. Để giúp bạn đọc có thể nhận định đúng có phải mình đang mắc bệnh chàm môi hay không, các bác sĩ chuyên khoa da liễu thuộc Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn sẽ nêu ra những triệu chứng bệnh chàm môi thường gặp nhất như sau:

  • Xuất hiện những nốt ban đỏ trên da kèm theo mụn nước nhỏ.
  • Mụn nước tập trung thành từng vùng có giới hạn rõ rệt.
  • Môi đỏ bất thường, ngứa ngáy hoặc đau rát.
  • Môi khô, nứt nẻ, bong từng mảng da khá rõ, chảy máu.

Bệnh chàm môi dễ bị nhầm lẫn sang những bệnh khác

Nếu bạn nhận thấy mình có những triệu chứng này, hơn 90% khả năng bạn đã bị bệnh chàm môi. Lúc này, bạn không được chủ quan mà hãy tìm ngay cách chữa trị chàm môi nếu như không muốn tình trạng bệnh biến chứng nặng thêm.

Những tác hại có thể gặp phải do bệnh chàm môi gây ra

Tác hại đầu tiên có thể kể đến là bệnh chàm môi gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến vẻ ngoài nghiêm trọng nhất, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sự tự tin của người bệnh.

Hơn nữa, bệnh còn gây khô nứt, mổi mụn, lở loét ở môi khiến người bệnh đau đớn, ăn uống bất tiện, nói năng khó khăn.

Bệnh chàm môi sẽ khiến người bệnh thực sự mệt mỏi về tâm lý, ngại giao tiếp, sống khép mình lại.

Bệnh chàm môi gây mất thẩm mỹ và khó chịu cho người bệnh

Điều trị bệnh chàm môi tận gốc

Để giúp người bệnh sớm thoát khỏi căn bệnh chàm môi khó chịu này, Lương y Nguyễn Thùy Ngoan (nguyên trưởng khoa YHCT BVĐK Nguyễn Đình Chiểu, phụ trách chuyên môn Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn) xin được chia sẻ 3 bài thuốc điều trị và chữa bệnh chàm môi tận gốc ngay sau đây, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng.

Bài thuốc chữa bệnh chàm môi bằng bột Than Cóc

Lấy 5-7g bột than cóc trộn với mật ong theo liều lượng vừa đủ tạo thành hỗn hợp dẻo như thuốc mỡ. Dùng thuốc này bôi lên vùng môi bị tổn thương một lớp mỏng ngày 2 lần để diệt nấm, diệt khuẩn, chống viêm và chống ngứa.

Điều trị bệnh chàm môi tận gốc bằng các bài thuốc Đông Y

Bài thuốc Đông y số 1

Nguyên liệu: Bồ Công Anh, Sài Đất, Thương Nhĩ, Thổ Phục Linh, Hạ Liên Châu, Củ Đợi, Bạch Chỉ Nam, Cúc Hao, Xa Tiền, Hương Nhu Trắng, Cam Thảo Đất, Hà Khô Thảo.

Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Thuốc có công dụng tiêu độc, thanh nhiệt, giảm ngứa rát.

Bài thuốc Đông y số 2

Nguyên Liệu: Lá Kinh Giới, Lá Vông, Lá Đinh Lăng, Lá Hòe, Lá Mít.

Cách dùng: Đem tất cả rửa sạch rồi cho vào ấm hãm với nước. Để sôi 10 phút thì tắt bếp, để nguội rồi dùng để rửa vùng da bị tổn thương 2 lần/ngày sẽ giúp hết ngứa, tái tạo da non.

 

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.healthline.com/health/eczema-on-lips – How To Handle Eczema on Your Lips
  2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/323502.php – Eczema on the lips: Causes and treatment
5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44