Điều trị và chữa béo phì bằng y học cổ truyền

Điều trị và chữa béo phì bằng y học cổ truyền 1

Bệnh béo phì là gì?

Nhiều người lầm tưởng béo phì không phải là bệnh nên chủ quan, coi thường bệnh. Nhưng các nhà khoa học đã nghiên cứu và công bố rằng béo phì là một chứng bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh và rất nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, xương khớp, thận…

Trong các sách Y học cổ truyền từ xa xưa, bệnh béo phì được chia làm ba loại gồm: Phì, Cao, Nhục. Bệnh có liên quan với Đờm, Thấp và Khí hư, huyết dịch lưu thông chậm. Ngoài ra, những nguyên nhân gây bệnh còn do ngồi lâu, lười vận động khiến khí hư tích tụ, mỡ tích tụ lại gây béo phì.

Trường hợp bị béo phì nhẹ, người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Nhưng khi bị béo phì nặng sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đồ nhiều mồ hôi, sợ nóng, tim đập mạnh khi hoạt động nhiều, khó thở, bụng đầy, táo bón, lưng đau, đau đầu chóng mặt, nữ giới thường kèm theo rối loạn kinh nguyệt, tình dục giảm sút, phù về do rối loạn nội tiết, cẳng chân và mu bàn chân phù lõm…

Nghiêm trọng hơn, nếu mỡ tích nhiều ở bao tim sẽ khiến tim bị chèn ép, hoạt lượng của tim giảm, từ đó dẫn đến cơ thể bị thiếu dưỡng khí, dễ bị đột quỵ do mắc các bệnh tim mạch.

Điều trị và chữa béo phì bằng y học cổ truyền

Điều trị và chữa béo phì bằng Y học Cổ truyền như thế nào

Theo bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan, bệnh béo phì gây ảnh hưởng rất lớn đến nhiều cơ quan trong cơ thể như tim mạch (gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp), tiêu hóa (gan nhiễm mỡ, táo bón, sỏi mật), xương khớp (thoái hóa khớp, loãng xương), thận (bài tiết nước tiểu kém, nhiễm trùng tiết niệu). Đồng thời người bị béo phì rất dễ mắc bệnh tiểu đường do đường huyết cao.

Để điều trị và chữa béo phì bằng Y học Cổ truyền, bệnh nhân có thể sử dụng một số bài thuốc sau đây:

Các bài thuốc Đông y chữa béo phì

Thể Vị Thấp Nhiệt : Triệu chứng thường gặp là người mập, chóng mặt, nặng đầu, chân tay nặng nề, nhanh đói, thích uống nước mát, rêu vàng ở lưỡi dày, chất lưỡi đỏ, mạch trầm sác, hoặc hoạt sác.

Cách điều trị: Phòng phong, Chi tử, Xuyên tâm liên mỗi loại 10g, Sinh thạch cao 20g, Hoạt thạch 30g, Bạch truật, liên kiều, thảo quyết minh, Hoàng cầm 12g, Cam thảo 4g. Nếu bị táo bón gia vào sau 6g Đại hoàng. Đầu đau gia 12g Dã cúc hoa.

Điều trị và chữa béo phì bằng y học cổ truyền 2

Thể Can khí uất kết: Triệu chứng gồm người bứt rứt, khó chịu, dễ cáu gắt, bụng đầy, miệng đắng lưỡi  khô, ăn kém, kinh nguyệt không đều…

Cách điều trị: Dùng Sài hồ, Hoàng cầm, Hương phụ đều 12g, Chỉ thực, Bán hạ (chế) đều 10g, Uất kim,  Bạch linh, Xuyên khung đều 12g. Bụng đầy gia Trần bì, Hậu Phác đều 8g.

Thể Khí trệ huyết ứ: Triệu chứng gồm bụng ngực đầy tức, hành kinh đau bụng, Kinh nguyệt không đều, sắc kinh có máu cục, Mạch Sáp, lưỡi có điểm ứ huyết.

Cách điều trị: Dùng bài thuốc gồm Đào nhân, Xuyên khung, Hồng hoa đều 12g, Đơn sâm, Đương quy, Bạch thược, Sinh Địa đều 16g, Trần bì, Mộc hương 8g.

Thể Đờm trọc: Triệu chứng điển hình là thích ăn chất béo và ngọt, đầu căng tức, váng đầu, tay chân nặng nề, tê dại, ngực bụng đầy tức, thân lưỡi bệu, rêu lưỡi dày nhớt.

Cách điều trị: Trần bì, Chỉ thực, Bán hạ (chế) đều 12g, Bạch linh, Trúc nhự, Tỳ bà diệp đều 16g, Sinh khương 4g, Đởm nam tinh 8g. Nếu bị tiểu ít gia Trach tả 12g.

Thể Tỳ Thận Dương Hư: Triệu chứng gồm chân tay lạnh, lưng gối đau mỏi, sợ lạnh, mí mắt phù, đi tiêu lỏng, bụng đầy, lưỡi bệu, sắc nhạt, rêu trắng.

Cách điều trị: Dùng bài thuốc gồm chế phụ tử 8g (sắc trước), Đảng sâm 16g, Hàng Kỳ, Bạch linh, Bạch truật, Bổ cốt chỉ, Bạch thược đều 12g, Xa tiền Thảo 20g.

Các thực phẩm điều trị và chữa béo phì theo y học cổ truyền:

Gạo tẻ và đậu xanh 50g, bí đỏ 150g. Tất cả ninh nhừ dùng ăn ngày 1 lần.

Rong biển, đậu xanh mỗi thứ 100g dùng nấu canh ăn trong ngày, nêm gia vị vừa miệng.

Gạo tẻ 100g, hạt sen 20g, ý dĩ sống 30g dùng nấu cháo ăn ngày 2 lần.

Khi điều trị và chữa béo phì bằng y học cổ truyền

Tăng cường hoạt động thể lực đi bộ nhanh, chạy, như thể dục thẩm mỹ, leo núi, đạp xe, sử dụng máy chạy bộ trên băng, máy massage bụng…

Đi bách bộ khoảng 20 phút sau khi ăn tối.

Cần thực hiện chế độ ăn uống thích hợp. Ăn nhiều rau quả, vừa đủ đạm, ăn ít chất ngọt và chất béo, kiêng rượu, cà phê.

Liên kết hữu ích

– Tìm đọc truyện trinh thám mới và hay nhất

4/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44