Nguyên nhân gây bệnh teo cơ vai (teo cơ Delta)
Các bác sĩ chuyên khoa Cơ – Xương – Khớp cho biết, mặc dù tỉ lệ bệnh nhân bị mắc bệnh teo cơ vai khá cao nhưng vẫn chưa thể xác định chính xác đâu là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn xếp ra một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh như:
- Yếu tố di truyền
- Tiêm bắp nhiều lần, đặc biệt là việc tiêm phòng sau khoảng thời gian vài năm đầu sau khi sinh dẫn đến sự thay đổi của cơ, xơ hóa cơ.
- Điều kiện sống và môi trường sống, yếu tố dinh dưỡng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Ảnh hưởng do một số loại thuốc kháng sinh như Dramamine, Hypodermoclyses, Iron, Lincomycin, Penicillin, Tetracycline, Streptomycin, , Pentazocine/Talwin, thuốc ngừa sốt rét…
Bệnh teo cơ vai là gì?
Những triệu chứng của bệnh teo cơ vai
- Teo cơ vai là bệnh lý có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên vai, có triệu chứng điển hình là phần xương bả vai bị kéo nghiêng ra ngoài, dẫn đến vai bị sệ xuống.
- Khi bị teo cơ vai, người bệnh thường bị hạn chế vận động khớp vai, cánh tay khó khép sát vào thành ngực.
- Xương bả vai bị nhô ra khi khép cánh tay vào nách.
- Khi đưa hai cánh tay ra phía trước, hai khuỷu tay không thể chạm vào nhau như người bình thường.
Phương pháp chữa bệnh teo cơ vai như thế nào?
Các bác sĩ cho biết, việc điều trị bệnh teo cơ vai rất đơn giản nếu được phát hiện, chẩn đoán và tiến hành sớm. Cho nên khi phát hiện bất cứ những dấu hiệu về sự sự vận động bất thường ở khớp vai, thấy xương bả vai nhô cao lên phía sau lưng, bờ vai bị xệ xuống thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và có cách điều trị thích hợp.
Hiện nay, phương pháp chữa bệnh teo cơ vai dạng nặng chủ yếu vấn là phẫu thuật cắt bỏ dải cơ bị xơ hóa, kết hợp tập phục hồi chức năng. Khi điều trị, bác sĩ chỉ cần rạch một đường nhỏ khoảng 3- 4 cm, sau đó tìm dải cơ bị xơ cứng và cắt đi là đã hoàn thành. Vai sẽ trở về như cũ sau quá trình tập phục hồi chức năng.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị teo cơ vai dạng nhẹ thì không cần phẫu thuật. Người bệnh chỉ cần tập một số bài tập vật lý trị liệu, kết hợp với một số bài thuốc Đông y là có thể nhanh chóng khôi phục khả năng vận động.
Phương pháp vật lý trị liệu chữa bệnh teo cơ vai là phương pháp điều trị bên ngoài, sử dụng các tác nhân vật lý như nhiệt trị liệu, điện trị liệu, thủy trị liệu, quang trị liệu và các bài tập giúp phục hồi chức năng vận động của người bệnh một cách hiệu quả.
Vật lý trị liệu là phương pháp phòng hoặc chữa bệnh bằng cách sử dụng các tác nhân vật lý hoặc nhân tạo như điện trị liệu, nhiệt trị liệu, thủy trị liệu kết hợp với các bài tập luyện giúp phục hồi chức năng nhanh hơn. Tuy nhiên phương pháp vật lý trị liệu chữa bệnh teo cơ vai cũng có những ưu nhược điểm riêng như:
- Ưu điểm: Phương pháp này an toàn, không hề gây ra bất cứ tác dụng phụ nào gây hại cho sức khỏe, cho nên rất thích hợp cho những đối tượng người bệnh là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Ngoài ra, chi phí điều trị cũng thấp nên người bệnh có thể yên tâm.
- Nhược điểm: Thời gian điều trị kéo dài nhưng hiệu quả duy trì sẽ bền vững hơn. Cho nên yêu cầu người bệnh cần kiên trì.
Muốn áp dụng phương pháp chữa bệnh teo cơ vai này thì tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để áp dụng đúng cách, giúp sớm khỏi bệnh.