Khi mắc bệnh vảy phấn hồng, người bệnh thường gặp phải những tổn thương bên ngoài da gần giống với bệnh vảy nến. Rất nhiều người nhầm lẫn rằng đây là 1 bệnh, nhưng thực chất đây là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau. Đã có nhiều trường hợp vì nhầm lẫn mà điều trị sai cách, dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ ra những dấu hiệu của bệnh và tổng hợp hình ảnh bệnh vảy phấn hồng để bạn có thể xác định và phân biệt với bệnh vảy nến. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Vảy phấn hồng
Bệnh vảy phấn hồng là một loại bệnh ngoài da phổ biến, được chia vào nhóm các bệnh da liễu gồm: Vảy nến, á sừng, vảy phấn trắng, vảy cá…
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh vảy phấn hồng được các nhà khoa học xác định là trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, và nữ giới có nguy cơ mắc cao hơn nam giới.
Vảy phấn hồng thực tế không phải là một bệnh truyền nhiễm nên người bệnh có thể yên tâm.
Tổng hợp hình ảnh bệnh vảy phấn hồng
Bệnh vảy phấn hồng thường có biểu hiện bằng những đốm phát ban có màu đỏ hoặc hồng nhạt, kèm theo vảy xung quanh. Những đốm phát ban này thường có hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước khoảng chừng 2,5 đến 5cm.
Bệnh thường xuất hiện ở ngực, cổ, bụng hoặc lưng, ít xuất hiện trên mặt, da đầu hoặc gần bộ phận sinh dục của người bệnh. Những đốm này có thể sẽ tự hết sau 2 đến 8 tuần mà không để lại sẹo. Nhưng có nhiều trường hợp bệnh có thể kéo dài lâu hơn và tái phát bất kỳ lúc nào.
Ngoài ra, những dấu hiệu của bệnh vảy phấn hồng còn bao gồm:
- Cảm thấy mệt mỏi trong vài ngày trước khi phát ban.
- Trên da xuất hiện nhiều tổn thương là các mảng, đốm da bị đỏ lên và có vảy trắng bao phủ bên ngoài.
- Các đốm hồng ban trở nên sần sùi, tróc vảy, nhô hơi cao hơn so với bề mặt da.
- Sau khi khởi phát vài ngày, các tổn thương lộ rõ hơn, gây khô da và ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.
- Có các triệu chứng đau đầu, sốt và đau khớp.
- Những tổn thương do bệnh vảy phấn hồng gây ra thường phân bố theo hình cây thông.
- Các vết vảy nến tiếp tục phát triển và lan rộng trong khoảng 2 – 6 tuần sau đó.
- Bệnh không gây đau rát nhưng đôi khi người bệnh bị ngứa và phải gãi mạnh gây trầy xước da.
- Người bệnh còn có thể bị sốt nhẹ, sưng hạch limphô ở nách…
Cách chữa bệnh vảy phấn hồng hiệu quả
Khi xuất hiện những biểu hiện khởi phát của bệnh vảy phấn hồng và không có dấu hiệu thuyên giảm, hay tiến triển ngày càng nặng hơn, bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ xác định tình tràng bệnh, nguyên nhân mới có thể chẩn đoán và lựa chọn cách điều trị tốt nhất cho bạn.
Hiện nay, biện pháp đang sử dụng hiệu quả nhất là áp dụng nhiều bài thuốc Đông y kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt… đảm bảo có thể điều trị bệnh vảy phấn hồng một cách nhanh chóng, an toàn và dứt điểm.
Bên cạnh đó, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về cách điều trị vảy phấn hồng bằng trà xanh để hỗ trợ nâng cao kết quả điều trị như sau:
- Đun lá trà xanh lấy nước tắm. Bạn chỉ cần đun 1 lượng nhỏ lá trà xanh, pha loãng ra để tắm, nên tắm nguội và không pha thêm muối.
- Lấy lá trà xanh giã nát rồi bọc vào khăn mỏng, đắp lên các mảng hồng ban.
- Hoặc đun lá trà xanh lấy nước uống.
Lưu ý: Bạn nên rửa thật sạch lá trà xanh trước khi sử dụng để tránh nhiễm trùng da.