Đau thần kinh tọa là một trong những bệnh phổ biến hiện nay, bệnh không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà cả những người trẻ tuổi cũng có thể mắc bệnh khi phải thường xuyên làm việc nặng. Vậy bệnh đau thần kinh tọa là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh như thế nào? Để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi này các bạn có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Đau thần kinh tọa là bệnh gì?
Đau thần kinh tọa là một hội chứng thần kinh có đặc điểm đau dọc theo lộ trình dây thần kinh tọa và các nhánh của nó. Đau thần kinh tọa do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là những tổn thương ở cột sống thắt lưng, bệnh lý đĩa đệm chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa, chiếm khoảng 80% trường hợp mắc bệnh.
Bệnh đau thần kinh tọa là đĩa đệm vùng cột sống quanh thắt lưng bị tổn thương, mất dần khả năng đàn hồi bê đỡ cột sống. Bệnh hay gặp ở độ tuổi từ 30 đến 60, tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nữ giới. Khi cơ thể bước vào giai đoạn bị thoái hóa, đĩa đệm mất đi sự mềm mại, nhân nhầy trở nên khô cứng, vòng sụn bên ngoài bị hóa rạn nứt dẫn đến bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa người bệnh cần biết
Theo các chuyên gia nghiên cứu, bệnh đau thần kinh tọa do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên có một số nguyên nhân chính gây bệnh như:
- Rễ thần kinh vùng đám rối thần kinh thắt lưng bị tổn thương, tổn thương trên đường đi của dây thần kinh.
- Bất thường cột sống thắt lưng cùng do mắc bệnh hoặc bẩm sinh.
- Nguyên nhân chính thường dẫn đến đau thần kinh tọa là do chúng bị chèn ép tại ống sống nơi chứa các rễ thần kinh.
- Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau thần kinh tọa. Khi đĩa đệm cột sống thoái hóa dần theo thời gian, dễ bị tổn thương và khi đĩa đệm bị thoát ra ngoài sẽ chèn vào rễ thần kinh hông.
- Đau thần kinh tọa có thể do khối u phát triển gây áp lực lên các dây thần kinh bắt nguồn từ tủy sống, bướu mỡ, bướu bao sợi thần kinh choáng chỗ tại ống sống.
- Chấn thương gây ra các khối máu tụ, các mảnh xương gãy di lệch chèn ép vào ống sống.
- Nguyên nhân khác gây bệnh đau thần kinh tọa còn do người bệnh mắc các bệnh lý viêm thân sống đĩa đệm, tổn thương thân đốt sống (do bệnh lao, vi khuẩn,…
Triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa
Khi bị đau thần kinh tọa người bệnh sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau. Bệnh đau thần kinh tọa thường khởi phát từ từ.
- Khi mắc bệnh thường người bệnh đều có một hay nhiều đợt đau thắt lưng trước đó. Ban đầu người bệnh sẽ thấy đau ở phần thắt lưng, cơn đau chỉ một vài giờ hoặc vài ngày, sau đó lan xuống mông, mặt sau đùi, kheo và cẳng bàn chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
- Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, đau khi cúi, hắt hơi, ho, cười, đau khi nghiêng người, chỉ cần chuyển dịch một chút cũng đau,…đau hơn khi về đêm, cột sống cứng.
- Người bệnh có cảm giác như kiến bò, kim châm hoặc tê cóng ở vùng đau. Một số người bệnh bị đau đến mức phải vẹo về một bên để chống đau, cơ cạnh cột sống co cứng.
- Tùy theo rễ thần kinh bị tổn thương, người bệnh có thể không nhấc được gót hay mũi chân. Lâu dần xuất hiện teo cơ đùi, mông và cẳng chân bên tổn thương.
- Khi bệnh nặng người bệnh sẽ thấy chân tê bì, mất cảm giác, không kiểm soát được tiểu tiện (phản xạ đi tiêu đi tiểu có thể mất). Trường hợp khi đau dữ dội khiến người bệnh phải nằm về phía đỡ đau và không thể động đậy.
Hình ảnh đau thần kinh tọa
Cách chữa trị bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả hiện nay
- Bệnh đau thần kinh tọa thường gây đau đớn, ảnh hưởng đến công việc và đời sống của người bệnh. Vì vậy khi mắc bệnh người bệnh thường tìm đến những phương pháp điều trị cấp tốc để giải quyết những khó chịu, triệu chứng của bệnh như: uống thuốc giảm đau, tiêm thuốc, giải phẫu,…
- Khi điều trị cấp tốc như vậy người bệnh quên mất điều tối cần thiết là phải điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, cũng như có phương pháp duy trì, bảo vệ để bệnh không quay trở lại.
- Bệnh điều trị Tây y, người bệnh sẽ được chỉ định dùng kháng sinh giảm đau, thuốc kháng viêm, tiêm ngoài màng cứng,…Khi điều trị các triệu chứng khó chịu của bệnh nhanh chóng mất đi, tuy nhiên bệnh không được điều trị tận gốc sẽ quay lại sau đó.
- Hiện nay, bệnh đau thần kinh tọa để điều trị hiệu quả cần phối hợp giữa phương pháp điều trị hiện đại kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng và y học cổ truyền sẽ đem lại kết quả tốt.
Bệnh đau thần kinh tọa điều trị theo phương pháp y học cổ truyền
Phương pháp châm cứu: Đây là phương pháp điều trị tác động, các bác sĩ sẽ châm cứu vào các huyệt trên vùng thắt lưng tương ứng với các rễ thần kinh và các huyệt nằm dọc theo đường đi của dây thần kinh.
Tùy theo trường hợp bệnh tính chất hàn nhiệt, trạng thái hư thực, vị trí nông sâu của từng người bệnh các bác sĩ sẽ sử dụng thêm các huyệt tại chỗ hoặc xa nơi vùng đau với các thủ pháp khác nhau.
Với phương pháp châm cứu có tác dụng đả thông kinh lạc, điều hòa khí huyết, giúp người bệnh mất đi cảm giác đau đớn do bệnh gây ra.
Thuốc Đông y: Đây là phương pháp điều trị kết hợp việc uống thuốc, dùng thảo dược đắp chườm vùng lưng và chân đau. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh sẽ có bài thuốc điều trị riêng.
Thuốc Đông y điều trị đau thần kinh tọa chú trọng tìm ra gốc của bệnh. Để triều trị gốc của bệnh các bác sĩ sẽ phục hồi chức năng chủ gân cốt của gan thận, bổ khí huyết, thông kinh hoạt lạc. Tán hàn trừ thấp, nhiệt lợi thấp, chỉ thống với trường hợp phong thấp. Đau do khí trệ huyết ứ thì phải lý khí, hoạt huyết, hóa ứ. Bổ can thận, cường cân kiện cốt với trường hợp đau do can thận hư tổn.
Hơn nữa, thuốc Đông y điều trị đau thần kinh tọa có thành phần từ thảo dược tự nhiên, an toàn, khi điều trị lâu dài người bệnh có thể an tâm mà không cần phải lo lắng đến tác dụng phụ.
Hy vọng những thông tin chia sẻ ở trên về bệnh đau thần kinh tọa là gì?nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị có thể giúp ích cho người bệnh được phần nào.
Tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sciatica/symptoms-causes/syc-20377435 – Sciatica – Symptoms and causes – Mayo Clinic
- http://quangnam.gov.vn/CMSPages/BaiViet/Default.aspx?IDBaiViet=18240 – Dấu hiệu đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm
- https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90au_th%E1%BA%A7n_kinh_t%E1%BB%8Da – Đau thần kinh tọa – Wikipedia