Bệnh thủy đậu có được tắm không có lây không?

Bệnh thủy đậu có nguy cơ gia tăng khi nhất thời tiết giao mùa chuyển từ xuân sang hè . Ở rất nhiều nơi trên các cơ sở y tế khắp cả nước xuất hiện rải rác các bệnh nhân nhập viện bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, vấn đề mà mọi người khi mắc bệnh đậu mùa thường thắc mắc là bệnh thủy đậu có được tắm không có lây không chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Là một căn bệnh dễ truyền nhiễm và lây lan qua sự tiếp xúc từ người mắc bệnh thủy đậu. Bệnh xuất hiện từ 10-14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Bệnh xuất hiện với những triệu chứng ban đầu nổi mụn nước, xuất hiện ở đầu, mặt, chi và thân. Trong vòng từ 12-24 giờ bệnh có thể lây lan và nổi toàn thân.

Bệnh thủy đậu có tắm được không

Bệnh thủy đậu được tắm không

Từ lâu chúng ta thường hay nghe ông bà ta bảo, khi mắc bệnh thủy đậu không nên tắm. Tuy nhiên, ngày nay khoa học đã chứng minh, việc không tắm vô tình tạo cho các vết thương trên da có nguy cơ bị bội nhiễm bởi các vi khuẩn, vì bản thân các nốt phồng đã gây nên tình trạng ngứa gãi,và do đó làm các nốt phồng nước vỡ ra và có nguy cơ bội nhiễm. Chinh vì vậy, khi mắc bệnh thủy đậu không cần kiêng tắm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Khi tắm tuyệt đối không làm vỡ các nốt phỏng nước, tắm nhẹ nhàng. Khi phát hiện các nốt bị vỡ nước cần bôi xanh Methylene để sát khuẩn tránh tình trạng nhiễm trùng.
  • Mặc quần áo, thấm hút mồ hôi giảm thiểu tình trạng chà xát xung quanh các nốt .
  • Phụ nữ mang thai không được chăm sóc cho người mắc bệnh.
  • Đối với trẻ em, nên giữ bàn tay trẻ sạch sẽ, cắt móng tay.
  • Quần áo, bàn chải đánh răng của người mắc bệnh nên giặt bằng xà phòng, phơi nắng và nên ủi nóng để vi khuẩn bị tiêu diệt. Tránh tình trạng để chung đồ người bệnh.
  • Giữ về sinh cá nhân, răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước sát trùng.

Bệnh thủy đậu xuất hiện ở trẻ em thường kèm theo sốt nhẹ, biếng ăn. Nhưng ở người lớn thường kèm sốt cao, đau cơ, nôn ói, có cảm giác ngứa ngáy.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thường chỉ kéo dài từ 7-10 ngày , nếu không có biến chứng gì, các nốt khô dần, bong ra, thâm da, không để lại sẹo.Tuy nhiên, bệnh có lây nhiễm không?

Bệnh thủy đậu có lây không

Bệnh thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm chính vì vậy, tỉ lệ lây bệnh thủy đậu rất cao. Sau khi tiếp xúc với người bệnh, 90% người nhạy cảm có thể dễ dàng bị lây bệnh ngay sau khi tiếp xúc.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào?

  • Bệnh thủy đậu lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai thông qua nhau thai.
  • Bệnh lây qua con đường hô hấp, khi tiếp xúc với người bệnh hắt hơi, ho,… cũng có thể lây bệnh.
  • Bệnh lây qua do sự tiếp xúc quần áo hoặc trải ga có chứa dịch bệnh.

Thông thường, bệnh thủy đậu là bệnh lành tính. Tuy nhiên, khi biến chứng bệnh sẽ gây ra tình trạng nguy hiểm: xuất huyết, nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào, viêm gan,…

Đặc biệt, với bà mẹ mang thai có thể sinh con dị tật bẩm sinh,…

Để đảm bảo bệnh không gặp những biến chứng nguy hiểm, ngay sau khi bị mắc bệnh. Bạn nên tới các phòng khám hoặc bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44