Đau tức ngực, khó thở là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Triệu chứng đau tức ngực, khó thở là dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh, trong đó có những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy người bệnh không được chủ quan.

Đau ngực và khó thở là triệu chứng thường gặp, hầu như trong cuộc đời mọi người ai ai cũng đã từng gặp phải. Vậy khi gặp triệu chứng này, bạn có thể sẽ bị bệnh gì?

Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi axit dạ dày thường xuyên chảy ngược vào thực quản. Axit dạ dày gây kích ứng niêm mạc thực quản gây tức ngực, buồn nôn và khó thở kèm ho. Ngoài ra khi mắc phải bệnh này, bệnh nhân còn có một số dấu hiệu như ợ chua và khó nuốt.

Đau tức ngực, khó thở là bệnh gì? Nguy hiểm không? 1

Nguyên nhân trào ngược dạ dày

Cơ vòng thực quản yếu, sai lệch do đi thừa cân, tai nạn,… khiến axit dạ dày thường xuyên bị trào ngược. Ngoài ra, uống nhiều rượu bia là một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến căn bệnh này.

Cách chữa trị

Rối loạn lo âu

Lo lắng là một phần của cuộc sống. Bạn có thể cảm thấy lo lắng khi gặp vấn đề trong cuộc sống, nó hoàn toàn bình thường. Rối loạn lo âu là khi bạn lo lắng thái quá, đôi khi lo lắng trước những thứ viễn vong hoặc viễn cảnh tiêu cực. Biểu hiện thường gặp của rối loạn lo âu là: căng thẳng, lo lắng, bồn chồn,nhịp tim nhanh, khó thở, thở gấp, tay chân run rẩy, cảm giác mất sức,…

Đau tức ngực, khó thở là bệnh gì? Nguy hiểm không? 2

Nguyên nhân rối loạn lo âu

Theo nghiên cứu rối loạn lo âu có thể là do các chất hóa học trong não như như dopamin, serotonin và norepinephrin gây ra. Người từng trải qua sang chấn tâm lý, có vấn đề về sức khỏe và lo lắng về tình trạng bệnh của mình sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn lo âu. Ngoài ra, nguyên nhân của bệnh còn có thể nằm ở các yếu tố khác như di truyền, môi trường sống, người bị trầm cảm, strees,…

Cách chữa trị rối loạn lo âu

Bài thuốc Nam chữa rối loạn lo âu từ dân gian: https://yhoccotruyensaigon.com/bai-thuoc-nam-chua-roi-loan-lo-au-hieu-qua-trong-dan-gian-505.html

Hen suyễn

Hen suyễn hay còn được gọi là hen phế quản là một trong những tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở đường hô hấp. Điều này làm cản trở sự lưu thông của không khí khiến người bệnh khó thở, phế quản co thắt nên gây đau ngực, thở dốc và mệt.

Đau tức ngực, khó thở là bệnh gì? Nguy hiểm không? 3

Nguyên nhân hen suyễn

  • Di truyền từ bố hoặc mẹ có mắc bệnh hen suyễn.
  • Lúc nhỏ có mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hay có tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm ký sinh trùng
  • Dị ứng với các yếu tố: lông động vật, nấm mốc,bụi, cỏ, hoa, phấn hoa
  • Dị ứng với các chất kích thích như khói thuốc lá, không khí bị ô nhiễm, hóa chất, bụi, sản phẩm trang trí nhà cửa, các loại thuốc xịt, mỹ phẩm, nước hoa, mùi hương…
  • Dị ứng với các loại thuốc như thuốc kháng viêm, thuốc chẹn…
  • Dị ứng với chất sunfit có trong nước uống, thức ăn.

Cách chữa trị hen suyễn

Mẹo chữa hen suyễn bằng gừng và mật ong: https://yhoccotruyensaigon.com/bai-thuoc-nam-chua-khoi-benh-hen-suyen-hieu-qua-trong-dan-gian-474.html

Giãn phế quản

Giãn phế quản là một tình trạng mãn tính, nơi các thành của phế quản bị viêm nhiễm, mất tính đàn hồi. Những người bị giãn phế quản thường xuyên bị ho, khó thở, thở có âm thanh trong lồng ngực, đau tức ngực, ho có đờm.

Viêm phế quản

Nếu đau tức ngực, thở khò khè không như thiếu hơi đi kèm ho nhiều có đờm thì có thể bạn đã mắc phải bệnh viêm phế quản, đó là tình trạng viêm niêm mạc của ống phế quản.

Bệnh tim mạch

Đa số các căn bệnh về tim mạch khi phát bệnh đều có các biểu hiện khó thở, tức ngực và tim đập nhanh. Ví dụ: nhồi máu cơ tim, huyết áp cao,…

Trên là một số căn bệnh có thể là nguyên nhân của triệu chứng đau ngực và khó thở, tuy nhiên khi gặp bất cứ dấu hiệu nào bất bình thường, hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được trợ giúp kịp thời.

Tham khảo thêm:

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44