Dưới lưỡi nổi hột, mụn là dấu hiệu của bệnh gì?

mụn dưới lưỡi

Nổi hột hoặc mụn dưới lưỡi trắng hoặc đỏ bất thường khiến bạn lo lắng không biết mình đã mắc phải căn bệnh gì? Có nguy hiểm không? Sau đây cùng Y học cổ truyền Sài Gòn tìm hiểu xem nổi hột dưới lưỡi có thể là bệnh gì nhé!

Dưới lưỡi nổi hột hoặc mụn là một tình trạng hiếm gặp tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vì vậy bạn cần phải đến các cơ sở y tế ngay lập tức nếu phát hiện những triệu chứng nổi hột, mụn, sưng dưới lưỡi.

Theo bác sĩ Nguyễn Thùy Ngoan, dưới lưỡi nổi hột có thể mắc một trong số các bệnh sau đây:

Sùi mào gà

Sùi mào gà là một căn bệnh xã hội rất dễ lây lan, nhất là qua con đường quan hệ tình dục. Người bệnh mắc sùi mào gà sẽ xuất hiện những hột nhỏ như mồng gà, dưới lưỡi xuất hiện mụn đỏ rất có thể là do bệnh sùi mào gà gây nên nếu trước đó có quan hệ tình dục bằng miệng.

Dưới lưỡi nổi hột, mụn là dấu hiệu của bệnh gì? 1

Sùi mào gà có nguy hiểm không

Sùi mào gà là một căn bệnh xã hội khi mắc phải sẽ gây ra những hệ lụy lớn như: rất khó chữa khỏi, lây nhiễm cho người khác, ảnh hưởng trầm trọng đến tâm lý, ảnh hưởng đến con cái khi đang mang thai, vô sinh và đặc biệt có nguy cơ cao phát triển thành ung thư.

Nhiệt miệng

Nhiệt miệng là những tổn thương nhỏ có thể xuất hiện ở nướu, thành miệng, dưới lưỡi. Tuy không nguy hiểm nhưng nhiệt miệng gây khó chịu, đau đớn, ăn uống khó khăn. Hầu hết các vết nhiệt miệng này tự khỏi từ 5-10 ngày, hãy đến trung tâm y tế nếu vết loét miệng này không khỏi hoặc hay tái phát.

Dưới lưỡi nổi hột, mụn là dấu hiệu của bệnh gì? 2

Nếu bạn bị nhiệt miệng hãy tham khảo 5 bài thuốc Nam chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả và an toàn.

Ung thư lưỡi

Dấu hiệu xuất hiện mụn, hột đỏ hoặc trắng ở dưới lưỡi cũng là điềm báo hiệu bạn bị ung thư lưỡi giai đoạn đầu. Ung thư lưỡi là một loại ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm, vì vậy cần đến ngay trung tâm y tế thăm khám nếu có bất cứ triệu chứng gì ở dưới:

  • Xuất hiện các mụn nước, hột đỏ ở lưỡi khoang miệng đau kéo dài hoặc không đau.
  • Có cảm giác như bị dị vật đâm vào lưỡi, gây đau nhức, có thể đau theo cơn.
  • Lưỡi thay đổi màu, cứng, thô, rơ lưỡi nhiều.
  • Đau khi nói.
  • Tăng tiết nước bọt.
  • Nhổ nước bọt có lẫn máu.
  • Hôi miệng.
  • Lỡ loét nghiêm trọng.
  • Sưng, phù nề.

Trên là một số bệnh có thể bạn mắc phải khi nổi hột, mụn dưới lưỡi. Tuy vậy đây là thông tin tham khảo, hãy đến trung tâm y tế để được chuyên gia thăm khám và chẩn đoán chính xác, tuyệt đối không tự chữa trị.

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/genital-warts/symptoms-causes/syc-20355234 – Genital warts – Symptoms and causes – Mayo Clinic
  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1071397/ – Oral cancer
  3. https://medlineplus.gov/ency/article/003059.htm – Mouth sores
3.5/5 - (2 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44