Chân tay lạnh là bệnh gì Nguyên triệu chứng và cách chữa

Chân tay lạnh là bệnh gì?

Vào mùa đông, chân tay bị lạnh là điều khá phổ biến. Vậy nên chúng ta thường nghĩ rằng hiện này là điều bình thường, nhưng thực ta hiện tượng chân tay lạnh còn ẩn chứa những nguy cơ của một số bệnh lý khác. Bệnh chân tay lạnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở người cao tuổi và phụ nữ.

  • Chân tay lạnh là tình trạng người bệnh luôn cảm thấy chân tay lạnh buốt, nhất là khi thời tiết thay đổi. Khi bạn cảm thấy chân tay thường xuyên lạnh ngắt, lạnh run, tóc rụng nhiều, trí nhớ giảm sút thì rất có thể bạn bị suy giảm hoạt động tuyến giáp.
  • Chân tay lạnh kèm theo các đầu ngón chân ngón tay có cảm giác tê buốt như bị kim châm thì có thể bạn đã bị thiếu vitamin B.
  • Khi cơ thể bạn bị thiếu máu, chân tay sẽ luôn có cảm giác lạnh dù trời nóng bưc oi ả.
  • Nếu các đầu ngón chân ngón tay có màu trắng nhợt nhạt và cảm thấy lạnh thì khả năng cao là bạn bị tắc nghẽn mạch máu hoặc bị viêm tĩnh mạch.

Chân tay lạnh là bệnh gì?Nguyên nhân triệu chứng và cách chữa

Nguyên nhân của bệnh chân tay lạnh

Hệ tuần hoàn của cơ thể gặp vấn đề: Hoạt động của tim bị giảm đi, sự lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể không được đảm bảo ổn định, dẫn đến bàn chân bàn tay không được cung cấp đầy đủ máu và kịp thời nên dẫn đến hiện tượng chân tay lạnh.

Những người thiếu máu cũng thường gặp triệu chứng chân tay lạnh do lượng hồng cầu trong máu bị giảm xuống, khiến cho bàn chân bàn tay của họ luôn bị lạnh ngắt dù thời tiết nóng hay lạnh.

Khí huyết không lưu thông: Khi thời tiết trở lạnh sẽ khiến các thành mạch máu co lại, làm cho khí huyết không lưu thông thuận lợi có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của thận và gan. Lưởng máu lưu thông kém không đủ nuôi dưỡng tế bào vì thế chân tay sẽ luôn bị lạnh và nhợt nhạt.

Hoocmon có sự thay đổi, nhất là hoocmons sinh sản: Vì thế nữ giới mắc bệnh chân tay lạnh nhiều hơn nam giới. Vào mỗi kỳ kinh nguyệt cơ thể phụ nữ luôn bị mất đi một lượng máu khá lớn khiến nhiejet độ của cơ thể bị giảm xuống.

Một số những yếu tố bệnh tật: Những người có tiền sử mắc bệnh viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu, bệnh tim mạch cũng có khả năng bị chân tay lạnh. Ngoài ra những yếu tố khác như stress, căng thẳng mệt mỏi cũng khiến bệnh chân tay lạnh thêm nặng.

Ngoài phụ nữ và người cao tuổi thì những người ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, sức đề kháng kém, và những người có tiền sử mắc những bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường,… cũng thường xuất hiện triệu chứng chân tay lạnh.

Triệu chứng của bệnh chân tay lạnh

Chân tay lạnh ngắt thường xuất hiện ở phụ nữ vì chu kì kinh nguyệt mỗi tháng và sinh nở khiến hoocmon của họ thay đổi gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tự chủ làm mạch máu dưới da co lại, nên lượng tuần hoàn máu giảm xuống khiến cho chân tay lạnh.

Những người phải chịu quá nhiều căng thẳng, áp lực, stress khiến tinh thần họ mệt mỏi không ổn định cũng khiến chân tay hay bị lạnh.

Bị viêm những động mạch lớn như động mạch chủ đầu, bụng, chân tay, nếu bị viêm động mạch chân sẽ khiến chân bị lạnh.

Bệnh Raynaud: Triệu chứng điển hình là các ngón chân ngón tay sau khi bị lạnh sẽ chuyển màu trắng nhợt nhạt, lạnh ngắt sau đó sẽ bị tím, đỏ và cuối cùng có thể trở lại bình thường. Nguyên nhân do động mạch ở những đầu ngon chân ngón tay bị co thắt mạnh.

Tai biến mạch máu: Thường phát sinh ở đàn ông trung niên. Triệu chứng ban đầu là bắp chân và bàn chân lạnh ngắt, da tím bầm hoặc trắng nhợt, lúc đi lại sẽ thấy đau nhức, sẽ đỡ dần khi nghỉ ngơi. Khi bệnh trở nặng hơn, da bên tay hoặc chân bị tai biến khô ráp teo cơ bắp, đau nhức nhiều nhất là đêm.

Cách chữa chứng tay chân lạnh bằng Y học Cổ truyền

Ngâm chân tay bằng nước ấm

Ngâm chân tay trong nước ấm và massage tầm 15-20p, thêm vào chút muối hoặc gừng. Sẽ giúp các mạch máu được giãn ra, nhờ đó khí huyết lưu thông dễ dàng tăng cường tuần hoàn máu, đồng thời cũng giúp bạn ngủ ngon ngon hơn sâu hơn.

Trước khi ngủ bạn cũng có thể dùng túi chườm nóng để sưởi ấm chân.

Vận động

Trong quá trình vận động sẽ giúp quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể được thúc đẩy, tuy nhiên bạn chỉ nên vận động nhẹ nhàng và vừa sức, không nên vận động quá sức khiến cơ thể mệt mỏi mất sức.

Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng

Bạn nên chú ý bổ sung nhiều chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn, vào thời tiết lạnh bạn nên hạn chế những thức ăn có tính hàn, sử dụng thực phẩm ấm nóng nhiều hơn, sẽ cải thiện được chứng chân tay lạnh. Nhưng không vì thế mà ăn quá nhiều thức ăn có tính nóng sẽ gây ra nhiều bệnh như nhiệt miệng. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung thêm vitamin B1, B12, sắt.

Thư giãn và nghỉ ngơi

Thiếu ngủ, căng thẳng stress luôn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh. Vì thế một chế độ sinh hoạt hợp lý nghỉ ngơi thư giãn ngủ đủ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, chứng chân tay lạnh cũng sẽ giảm đi rõ rệt.

Cách đơn giản và nhanh chóng nhất khi chân tay bị lạnh bạn hãy cọ sát chúng với nhau sẽ giúp mau lưu thông tuần hoàn tốt hơn, cơ thể và chân tay cũng sẽ ấm hơn.

Tuy nhiên, một số cách chữa chân tay lạnh nêu trên chỉ khắc phục được một phần nào đó tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người. Để việc chữa bệnh thuận lợi nhanh chóng và an toàn bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bằng những phương pháp hữu hiệu nhất.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44