Theo các tài liệu y học, phương pháp diện chẩn được đưa vào áp dụng lần đầu vào những năm 1980. Đây là phương pháp châm cứu vào những huyệt đạo trên mặt để điều trị bệnh. Trong đó, hiệu quả nhất đối với các bệnh về tiền đình, đau nhức đầu, các bệnh về mũi như viêm xoang. Bản chất của viêm xoang là các hốc xương bị dịch nhầy cản trở luồng lưu thông của khí, cho nên khi tiến hành diện chẩn sẽ giúp kháng viêm, tăng cường tuần hoàn huyết, khai thông các hốc xoang giúp chúng thông thoáng hơn, ngăn ngừa tái phát bệnh. Vậy các chữa và điều trị viêm xoang bằng diện chẩn như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bệnh viêm xoang thường được chia thành hai dạng là: Xoang cạn (xoang trán, xoang hàm trên, xoang sàn trước) và Xoang sâu (xoang bướm, xoang sàn sau). Khi bệnh nhân bị viêm từ hai xoang trở lên thì được chẩn đoán là viêm đa xoang.
Chữa viêm xoang mũi bằng phương pháp diện chẩn là một trong những phương pháp đơn giản nhưng khá hiệu quả mà mọi bệnh nhân đều có thể tự thực hiện tại nhà, tiết kiệm được nhiều chi phí điều trị. Đây là phương pháp chữa và điều trị bệnh viêm xoang có thể đưa người bệnh về trạng thái thoải mái nhất nhờ tác dụng khai thông khí huyết, tháo gỡ những tắc nghẽn bên trong các hốc xoang, tăng cường tuần hoàn máu và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Diện chẩn chữa và điều trị viêm xoang mũi cũng là cách thức cực kỳ an toàn và không có tác dụng phụ như các phương pháp sử dụng thuốc tây y khác.
Chữa và điều trị viêm xoang bằng phương pháp diện chẩn là sử dụng 1 dụng cụ là que dò để ấn, day vào các huyệt đạo trên mặt. Đồng thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác như cào, lăn, hơ hoặc gõ bằng nhiều dụng cụ khác nhau.
Cách chữa và điều trị viêm xoang bằng điện chẩn
Phương pháp diện chẩn này khá khác với cách chữa bệnh viêm xoang bằng châm cứu – tức là dùng kim kích thích trực tiếp vào các huyệt đạo.
Đối với diện chẩn, người bệnh có thể tự sử dụng que dò, hoặc các vật dụng đơn giản như ngòi bút bi hết mực để chữa bệnh cho mình theo những hướng dẫn của bác sĩ trước đó. Thông thường, khi tiến hành diện chẩn, mỗi huyệt người bệnh nên day khoảng 30 lượt. Sau khi day xong thì nên gạch hoặc cào nhẹ lên các vùng bị viêm xoang mũi.
- Trường hợp bị sổ mũi rất nhiều: Tiến hành day kết hợp với ấn các huyệt số 0, 16, 126 rồi dán cao để qua đêm.
- Trường hợp bị nghẹt mũi vì viêm mũi kích ứng: Tiến hành day ấn các huyệt số 5, 23, 61, 184 sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng này gần như lập tức.
- Trường hợp bị nghẹt mũi, ngứa mũi: Tiến hành lăn ở cổ và vai để làm ấm trước, sau đó day ấn huyệt 491 sẽ làm triệu chứng này biến mất.
- Trường hợp bị sổ mũi nặng, nước mũi chảy nhiều: người bệnh có thể lấy cầu gai đơn và nhờ người lăn liên tục dọc theo cột sống khoảng 10 phút cho đến khi thấy người ấm dần lên. Tiếp tục lấy cao dán vào các huyệt 0, 16, 300, 51, 126 và để qua đêm sẽ hết.
- Trường hợp bị viêm mũi kích ứng dai dẳng: Tiến hành day ấn các huyệt như 12, 49, 65, 61, 184, 103, sau đó dán cao lên các huyệt này. Đến sáng hôm sau sẽ cảm thấy các triệu chứng sẽ ngừng.
- Trường hợp bị viêm mũi kích ứng mãn tính: Tiến hành hơ ở huyệt quan nguyên, khí hải, trung cực, khúc cốt. Sau đó hơ huyệt Trường cường lên đến huyệt Đại chùy rồi dùng cầu gai đôi để lăn dọc sống lưng, lăn lưng xong thì lăn đến mặt. Cuối cùng tiến hành bấm huyệt trên mặt.
Bệnh viêm xoang nếu không được điều trị dứt điểm dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Dễ dẫn đến viêm họng; viêm thanh quản mãn tính; gây sưng mí mắt; nề màng tiếp hợp; áp xe mí mắt làm mí mắt sưng to, nóng, đỏ và đau; lồi nhãn cầu; đau nhức mắt; viêm túi lệ; viêm tấy ổ mắt gây đau nhói trong ổ mắt, đau lan lên đầu; mắt sưng húp, lồi và không di động được. Thậm chí, bệnh có thể gây ra biến chứng viêm tai giữa; viêm dây thần kinh thị giác làm thị lực của người bệnh tự nhiên giảm sút đột ngột.