Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày(còn gọi là đau bao tử) là hiện tượng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét dạ dày gây ra, dẫn tới tình trạng suy giảm chức năng dạ dày. Bệnh thường gặp ở những người hay thức đêm thường xuyên, sử dụng nhiều rượu bia, ăn uống thiếu khoa học.
Theo nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày, nhưng những nguên nhân thường gặp nhất hiện nay có thể kể đến như:
Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori): Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày cao nhất hiện nay. Khi vi khuẩn HP tấn công niêm mạc thành mạch dạ dày, chúng tiết ra chất phá hủy tế bào và làm teo niêm mạc, giảm sự tăng tiết acid dịch vị làm giảm chức năng tiêu hóa, loét niêm mạc dạ dày,…
Tâm lý: Thường xuên căng thẳng, stress quá mức, thức khuya, tâm lý bấy ổn,…ảnh hưởng đến việc co bóp của dạ dày. Khi dạ dày co bóp nhiều acid dịch vị tại dạ dày cũng tiết ra nhiều, làm mất cân bằng độ ph và gia tăng khả năng bào mòn niêm mạc dẫn đến bệnh.
Sử dụng bia, rượu: Rượu, bia có chứa nồng độ cồn cao, chất này sau khi lên men chuyển hóa thành acetate gây phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, bào mòn dạ dày gây viêm loét, suy giảm chức năng hấp thu các chất của dạ dày. Từ đó dẫn đến đau dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm sung huyết….
Hút thuốc lá: Thuốc lá không chỉ gây hại tới phổi mà đây cũng được xem là nguyên nhân của bệnh đau dạ dày. Trong thuốc lá chứa Nicotine chất có khả năng thúc đẩy tăng bài tiết acid dạ dày và pepsin của cơ thể, chính những tác nhân này khiến cho dạ dày bị bào mòn nhanh hơn gây bệnh.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn trước khi ngủ, ăn thực phẩm không vệ sinh, thực phẩm sống, nhiễm khuẩn. Ăn quá nhanh, quá no, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vừa ăn vừa làm việc
Thuốc Tây y: Lạm dụng thuốc kháng sinh liều cao, thuốc giảm đau, thuốc điều trị bệnh lâu ngày sẽ khiến cho chức năng dạ dày suy yếu, ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày gây bệnh đau dạ dày.
Dấu hiệu bệnh đau dạ dày
Khi bị đau dạ dày người bệnh sẽ có những triệu chứng bệnh cụ thể mà chỉ cần tinh ý là có thể nhận biết mình đã mắt bệnh thông như:
Triệu chứng đau thượng vị dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn bị đau dạ dày: Với triệu chứng này ở mỗi người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau như đau âm ỉ, tức bụng, nóng bụng, thường đau khi ăn quá no hoặc lúc đói. Một số người bệnh không thấy đau ở vùng thượng vị mà đau ở khu vực mũi ức.
- Ăn kém: Khi hệ tiêu hóa không ổn định dẫn đến ăn không tiêu, tức bụng, khiến người bệnh kém ăn, ăn không ngon. Tuy nhiên, không phải trường hợp kém ăn nào cũng là đau dạ dày mà có thể là do các bệnh lý ở hệ tiêu hóa khác.
- Ợ chua, ợ hơi: Khi có dấu hiệu này, khả năng bạn bị đau dạ dày rất lớn. Sự rối loạn vận động không ngừng ở dạ dày khiến thức ăn khó tiêu dẫn đến len men và sinh ra ợ hơi. Bạn có thể bị ợ chua, ợ hơi nửa chừng kèm theo hiện tượng đau sau mũi, ức hoặc sau xương ức.
- Nôn, buồn nôn: Nôn là hiện tượng thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Nếu bạn thường xuyên buồn nôn và nôn thì nguy cơ bị bệnh đau dạ dày rất cao. Khi nôn thường xuyên có thể khiến cơ thể bị mất nước, tụt huyết áp, rách niêm mạc thực quản gây chảy máu. Đối với bệnh đau dạ dày, nôn ói là biểu hiện của viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày,…
- Chảy máu tiêu hóa: Đây là triệu chứng vô cùng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì vậy khi xuất hiện triệu chứng này người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để can thiệp điều trị sớm.
Cách chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả hiện nay
Từ xưa đến nay, đau dạ dày có rất nhiều cách điều trị bệnh khác nhau từ Đông y cho tới Tây y.
Bệnh có thể điều trị bằng những thực phẩm có sẵn trong bếp như gừng tươi, củ nghệ, tinh bột nghệ, mật ong, đu đủ, dấm táo, nha đam, hạt thì là… hiệu quả và đơn giản.
Theo Đông y, nguyên gốc của bệnh đau dạ dày là do Can Thực. Việc điều trị bệnh sẽ theo phương pháp sơ can hòa vị, sơ can lý khí, thanh nhiệt, hòa vị, tư dưỡng vị tâm, tiêu thực đạo trệ.
Với bệnh đau dạ dày, dạ dày lúc này đã bị tổn thương nên điều trị bằng thuốc Tây y lúc này sẽ không tốt cho dạ dày. Để điều trị bệnh hiệu quả các bạn có thể sử dụng phương pháp Đông y, với những thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính tốt cho sức khỏe.